1.Khoai tây
Khoai Trung Quốc (bên trái) củ to hơn và hình dáng củ đồng
đều, có sậm màu. Ảnh: MAI VINH
Khoai tây Đà Lạt: kích
thước củ vừa phải, hình bầu dục, không đồng đều. Vỏ mỏng, dễ trầy xước,
mắt của củ nhỏ và ít. Khi bổ ra, khoai tây Đà Lạt có màu nhạt
Khoai tây Trung Quốc:
kích thước củ vừa phải, hình bầu dục, độ đồng đều cao. Vỏ dày, có chấm nhỏ li
ti, mắt củ to. Màu vàng đậm hơn so với khoai Đà Lạt.
2. Hành tây
Hành tây Trung Quốc (bên phải)
Hành tây Trung Quốc có
vỏ bóng hơn, độ đồng đều cao hơn hành tây Đà Lạt. Khi bổ củ hành ra thì hành
tây Đà Lạt màu trắng, còn hành tây Trung Quốc hơi ngả xanh.
3. Cà rốt
|
Cà rốt Đà Lạt có
phần lõi củ to, đồng đều màu hồng nhạt ngả sang vàng. Còn cà rốtTrung Quốc
lõi củ nhỏ hơn, thẫm màu ở phần cuống. Ảnh: MAI VINH
|
Cà rốt Trung Quốc
thường dài và bị ngắt cuống do bảo quản đông lạnh. Củ không có lông, không
đuôi, màu đỏ tươi, đậm hơn so với cà rốt Đà Lạt và độ đồng đều cao”
4. Cà chua
Phân biệt cà chua có
vẻ khó khăn, song nếu để ý bạn sẽ thấy cà chua Trung Quốc (trái) bao giờ quả
cũng to, bóng đều, không cuống vì sử dụng chất bảo quản rất lâu. Cà chua ta
thường có cuống, tươi hơn. Trong ảnh (phải) là cà chua Vĩnh Phúc quả nhọn, nhỏ
hơn hẳn.
5. Củ tỏi
|
Hình dạng bên ngoài
của Tỏi Trung Quốc, tỏi Lý Sơn và Tỏi Đà Lạt
|
Củ tỏi Đà Lạt nhỏ, vỏ
ngoài nâu tím, rất khó bóc. Trong khi củ tỏi Trung Quốc rất to, màu trắng và
rất dễ
6. Bắp cải
|
Bắp cải Trung Quốc khi cắt đôi ra các lá không bó sát vào
nhau, kết cấu rất lỏng lẻo. Ảnh: MAI VINH
|
Bắp cải Đà Lạt to,
hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn chặt, khó bóc và có
mùi thơm đặc trưng. Bắp cải Trung Quốc thì nhỏ hơn, hình tròn, lá bao bên ngoài
màu xanh đậm, lá cuốn không chặt, rất dễ bóc, vị hăng và không có mùi thơm.
7. Súp lơ
|
Nhìn từ bên ngoài súp lơ Đà Lạt có thân và phần bông to vượt
trội so với súp lơ Trung Quốc. Phần bông súp lơ Đà Lạt không đồng đều. Ảnh:
MAI VINH
|
|
Súp lơ Đà Lạt phần bông to, chia thành từng cụm nhỏ. Ảnh: MAI
VINH
|
Súp lơ xanh Đà Lạt có
búp vừa phải, hoa lơ ít đồng đều, có sự sần sùi, cuống súp lơ có màu xanh nhạt,
mùi thơm nhẹ đặc trưng. Súp lơ xanh Trung Quốc búp lơ đều nhau, mịn, cuống màu
xanh đậm, không có mùi thơm.
8. Dâu tây
|
Dâu tây Đà Lạt và dâu tây Trung Quốc
|
Dâu Đà Lạt quả vừa
phải, ít đồng đều. Quả mềm, không nhẵn mịn. Màu đỏ không đều, trên chín và dưới
hơi trắng. Mùi vị đặc trưng, chua thanh. Dâu tây Đà Lạt bảo quản được 2 ngày
trong nhiệt độ thường.
Dâu Trung Quốc quả to,
có độ đồng đều cao, mềm, quả cứng, nhẵn mịn. Chín đều, màu đỏ sậm cả quả. Không
có mùi thơm. Dâu tây Trung Quốc bảo quản được 7 - 10 ngày trong nhiệt độ
thường.
9. Củ gừng
Ảnh trái là gừng Trung
Quốc trơn, bóng, mọng nước, ruột vàng, ít xơ, lớp vỏ nhẵn nhụi, căng mọng, củ
to, đều, ít nốt sần sùi, được vệ sinh rất sạch sẽ.
Gừng Trung Quốc đẹp
hơn gừng trong nước nhưng mùi thơm thì thua xa. Gừng ta (phải) tuy xấu mã,
nhiều rễ và nốt sần sùi, bẻ đôi củ sẽ thấy có đường gân bên trong nhưng rất
thơm.
10. Bí đỏ
Mặc dù bí đỏ Việt Nam
được trồng rất nhiều và có nhiều chủng loại từ quả tròn, hồ lô hay bầu dục song
ở các chợ đầu mối vẫn có rất nhiều bí đỏ Trung Quốc và giá cả tương đương nhau.
Để tránh nhầm lẫn hãy chọn những quả bí đỏ nhỏ, sần sùi là hàng ta (phải).
Còn giống bí đỏ Trung
Quốc thường có kích thước gấp đôi, gấp 3 bí ta, quả dài, bóng và đẹp hơn
(trái).
11. Quả lựu
Lựu Việt Nam (ảnh
trên) trái nhỏ, hột nhiều, dày, màu da xanh. Lựu TQ (ảnh dưới) to, tròn, vỏ
mỏng, màu trắng hồng.
12. Quả quýt
Quýt Việt Nam (trái) vỏ mỏng, thường bị nám.
Quýt Trung Quốc vỏ dày, bóng và khi bóc ra 2 đầu múi thường bị khô, chai.
13. Quả cam
Cam Vinh trái
tròn, nhỏ, có màu xanh vàng, vỏ thường bị nám. Cam Trung Quốc trái to, có màu
vàng tươi, vỏ mỏng, trơn láng, không hạt; múi có mùi úng.
14. Quả nho