Cây HồTiêu đang là một cây mang lại giá trị kinh tế cao trong những năm
gần đây và hạt tiêu hiện đang là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam ra nước ngoài.
Tuy nhiên, để có được sản phẩm có giá trị cao
như vậy thì việc trồng và chăm sóc cây tiêu không hề đơn giản. Bởi, ngoài các
bệnh thường gặp và dịch bệnh gây chết hàng loạt, cây tiêu còn phụ thuộc vào một
yếu tố hết sức quan trọng, đó là nọc tiêu. Trước đây, tại huyện Xuyên Mộc và những vùng trồng tiêu khác cũng đã xảy ra
hiện tượng dịch làm chết cọc tiêu, đó là cọc Vông, một loại cây thân gỗ mềm có
gai. Và dẫn đến một hệ lụy kéo dài đi
kèm là bà con cũng không màng trồng cọc thay thế vì giá cả hồ tiêu thời điểm đó
cũng rất thấp.
Một số người dân thì dùng cọc xi măng, xây gạch
hoặc dùng trụ gỗ thay thế nhưng không
cải thiện là mấy vì cây tiêu vốn dĩ là cây thân leo, bám và hút chất dinh dưỡng
từ cọc tiêu.
Sau nhiều lần thay thế các loại cọc tiêu, những
năm gần đây, các hộ trồng hồ tiêu đã chọn phương pháp dùng cây gòn để làm cọc
sống cho tiêu bám. Với ưu điểm cây lớn nhanh, thân gỗ nhiều nước, lá có thể sử
dụng làm thức ăn gia súc và cây ít bệnh, các bệnh trên cây thường dễ điều trị.
Hiện
nay, hầu như các hộ dân trồng tiêu đang sử dụng cọc gòn để cho tiêu bám. Với ưu
điểm của cây gòn là rất dễ trồng, dễ sống, tỉa cành dễ dàng. Có thể trồng bất
cứ thời gian nào trong năm cây đều sống.
Lá cây gòn có thể tận dụng làm thức ăn gia súc nên đa số các hộ trồng
tiêu đều chăn nuôi dê tăng thu nhập. Một số hộ thay vì trồng tiêu thì trồng gòn
để bán mà vẫn không đủ hàng để cung cấp cho thương lái, người mua. Hiện nay có
nhiều điểm thu mua gòn các loại tập trung hai bên đường. Được biết số gòn
thương lái mua vận chuyển về tây nguyên để bán lại cho các hộ dân.
Đối với các hộ có diện tích đất ít thì việc
trồng gòn để bán sẽ là một chọn lựa thích hợp. tuy nhiên, còn phụ thuộc vào thị
trường tiêu thụ. Tránh tình trạng trồng nhiều không ai mua phải phá bỏ như một
số mặt hàng nông sản khác.