TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Nông thôn mới
Họat động UBNDNông nghiệpDịch vụ
Nữ công gia chánh
Tin thời sự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Tập huấn giới thiệu trạm khoa học công nghệ

Hình tập huấn

Nông Thôn Mới

Tiếp Xúc Cử Tri

Lượt truy cập: 295012
  THÚ Y

  KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH GS-GC VÀ BỆNH DẠI ĐỘNG VẬT NĂM 2016
06/08/2016

KẾ HOẠCH

Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và bệnh dại động vật năm 2016

trên địa bàn xã Hòa Bình

                                                                                                                         

 

A. CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO

Căn cứ quyết định số: 719/QĐ- Ttg ngày 05 tháng 06 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm’

Căn cứ Quyết định số: 1442/QĐ-Ttg ngày 23 tháng 08 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số: 719/QĐ-Ttg ngày 05 tháng 06 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về chính sách hổ trợ, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

Căn cứ Quyết định số: 1353/QĐ-UBND ngày 14 tháng 06 năm 2013 của UBND tỉnh BRVT về việc ban hành về quy chế, chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Tỉnh BRVT;

Căn cứ Quyết định số 546/QĐ-UBND ngày 04 tháng 2 năm 2016 của UBND huyện Xuyên mộc về việc phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và bệnh dại động vật năm 2016 trên địa bàn huyện xuyên Mộc;

Ban chỉ đạo PCDB GSGC xã Hoà Bình xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, bệnh dại năm 2016 trên địa bàn xã Hoà Bình cụ thể như sau:

 

B. KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2016

I. Mục đích yêu cầu.

- Không để xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm gây thiệt hại về kinh tế, sức khỏe cho người dân.

- Tạo được miễn dịch và duy trì mức kháng thể bảo hộ thường xuyên trong quần thể gia súc, gia cầm để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm đối với bệnh phải tiêm phòng bắt buộc

- Đối với các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc, tỷ lệ tiêm phòng phải đạt 100% gia súc, gia cầm trong diện tiêm, đảm bảo công tác tiêm phòng nhanh gọn, đúng quy trình kỹ thuật.

- Tiến hành tiêm phòng khi chuẩn bị đẩy đủ vắc xin, vật tư, dụng cụ.

- Lực lượng tham gia tiêm phòng phải được tập huấn đáp ứng yêu cầu của công việc theo quy định.

- Thực hiện tốt công tác giám sát đàn gia súc, gia cầm; giám sát dịch tể trước và sau tiêm phòng; theo dõi và phát hiện xử lý đúng quy định,

- Lập sổ sách ghi chép đầy đủ, chính xác kết quả tiêm phòng đối với từng loại bệnh, loại gia súc, gia cầm để thuận lợi cho việc thanh quyết toán sau này

- Nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của bệnh heo tai xanh,

- Tạo miễn dịch cho đàn heo đối với bệnh tai xanh trên địa bàn toàn xã,

- Nâng cao nhận thức của người dân về tính chất nguy hiểm của bệnh dại và các biện pháp phòng chống bệnh dại,

- Không đễ xảy ra trường hợp tử vong vì bệnh dại,

- Phấn đấu tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt 100%.

 

II. Kế hoạch tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm năm 2016

1. Thời gian tiêm phòng

1.1. Tiêm phòng đợt chính

- Tiêm phòng vac xin cúm gia cầm:

  Đợt 1: Tiêm trong tháng 2  năm 2016;

  Đợt 2: Tiêm trong tháng 8 năm 2016.

- Tiêm phòng vac xin LMLM gia súc, dịch tả heo:

  Đợt 1: Tiêm trong tháng 4  năm 2016;

  Đợt 2: Tiêm trong tháng 10 năm 2016.

 

            1.2. Tiêm phòng bổ sung : Ngoài thời gian 2 đợt tiêm phòng chính, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh cây trồng - vật nuôi gia súc, gia cầm huyện,thành phố chỉ đạo tiêm phòng bổ sung vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm chưa đến tuổi tiêm phòng hoặc bỏ sót trong đợt tiêm chích, đàn mới nuôi, đàn hết thời gian miễn dịch theo hướng dẫn của Chi cục Thú y.

Theo quy định thời gian tiêm mỗi đợt là 1 tháng. Trong đó :Thời gian tiêm phòng là 15 ngày, thời gian tổng hợp báo cáo là 15 ngày

1.2.1.Phòng bệnh niu- cát-xơn:

Cho uống vắc xin định kỳ 2 tháng/lần (6 lần/năm) tại các xã đăng ký xây dựng ATDB niu-cát-xơn và vùng đệm

2. Các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc

- Bệnh lở mồm long móng;

- Bệnh dịch tả heo;

- Bệnh nhiệt thán;

- Bệnh Newcastle;

- Bệnh dại;

- Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, heo;

- Các loại bệnh khác: Tiêm phòng để khống chế,thanh toán dịch bệnh theo đề nghị của chuyên môn thú y.

Ghi chú: Nhà nước hỗ trợ miễn phí tiêm phòng cho 3 loại bệnh :Lở mồm long móng trâu, bò, dê, cừu, heo; dịch tả heo và dịch cúm gia cầm

3. Đối tượng tiêm phòng

- Đối với bệnh LMLM : Tiêm phòng áp dụng đối với các gia súc gồm: Trâu, bò, dê, cừu và heo.

- Đối với bệnh dịch tả heo: Tiêm phòng áp dụng đối với các loài heo trong diện tiêm tại các trại, gia trại và các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

 4. Phạm vi tiêm phòng

- Tiến hành tiêm phòng trên phạm vi toàn xã

5. Loại vắc xin sử dụng

- LMLM: sử dụng vắc xin vô hoạt Aftopor (Merial) dung chung cho cả trâu, bò, dê, cừu và heo.

- Dịch tả heo: Sử dụng vắc xin dịch tả heo sản xuất trên môi trường tế bào do công ty NAVETCO sản xuất.

- Cúm gia cầm : Sử dụng vắc xin dịch tả heo sản xuất trên môi trường tế bào ( do công ty Navetco sản xuất)

-Bệnh Niu –cát –xơn: Sử dụng vắc xin  niu -cát – xơn chịu nhiệt (do công ty nevetco sản xuất)

Việc sử dụng vắc xin và quy trình, kỹ thuật tiêm phòng theo hướng dẫn của Nhà sản xuất và Cục thú y.

6. Chỉ tiêu tiêm phòng

- Trâu, bò, dê , heo:100% gia súc hiện có trong thời gian tiêm phòng từ 14 ngày tuổi trở lên, kể cả gia súc đang mang thai ( cẩn thận trong thao tác tiêm cho gia súc mang thai) trừ những gia súc đang mắc bệnh, bỏ ăn hoặc đang điều trị (cán bộ thú y trực tiếp tiêm phòng phải theo giỏi và tiêm phòng bổ sung ngay sau khi gia súc khỏi bệnh)

- Chó: 100% diện tiêm

7. Quy trình tiêm phòng

7.1. Bệnh lở mồm long móng

*Đối với trâu, bò:

- Trường hợp mẹ chưa tiêm phòng : Tiêm phòng lần đầu cho bê nghé từ 2 tuần tuổi và tiêm nhắc lại sau 4 tuần. Sau đó cứ 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần

* Đối với heo:

            - Trường hợp mẹ chưa tiêm phòng: Tiêm phòng lần đầu cho heo từ 2 tuần tuổi và tiêm nhắc lại sau 4 tuần.Sau đó cứ 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần cho heo đực giống và heo nái.

- Trường hợp mẹ đã tiêm phòng: Tiêm phòng lần đầu cho heo con từ 2 tháng tuổi và tiêm nhắc lại sau 4 tuần, Sau đó cứ 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần cho heo đực giống và heo nái

* Đối với dê, cừu:

            - Trường hợp mẹ chưa tiêm phòng: Tiêm phòng lần đầu cho dê, cừu từ 2 tuần tuổi và tiêm nhắc lại sau 4 tuần. Sau đó cứ 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần

- Trường hợp mẹ đã tiêm phòng: Tiêm phòng lần đầu cho dê, cừu từ 2,5 tháng tuổi và tiêm nhắc lại sau 4 tuần, Sau đó cứ 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần

7.2. Bệnh dịch tả heo

- Heo con theo mẹ và sau cai sữa:Tiêm chủng 2 lần

+ Lần 1: 15-30 ngày tuổi

+ Lần 2: 30-45 ngày tuổi ( 15 ngày sau khi tiêm chủng mũi 1)

- Heo nái

+ Nái hậu bị: Tiêm phòng 2 tuần trước khi phối giống

+ Nái mang thai: Tiêm phòng 1 tháng trước khi đẻ

- Đực giống: Tiêm phòng định kỳ 1 năm 2 lần.

8. Kinh phí phục vụ tiêm phòng

8.1. Đối với các hộ, cơ sở không nuôi cho công ty có vốn nước ngoài:

- Đối với các hộ chăn nuôi gia súc có tổng đàn 200 con trở xuống: Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin và công tiêm phòng

- Đối với các hộ chăn nuôi gia súc có tổng đàn trên 200 con: Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin, không hỗ trợ công tiêm phòng

 8.2. Đối với các cơ sở chăn nuôi gia công cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài:

Chủ cơ sở tự mua vắc xin, tổ chức tiêm phòng và có trách nhiệm thông báo lịch tiêm phòng đến Chi cục thú y trước thời  gian tiêm phòng

8.3. Định mức chi hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia công tác tiêm phòng:

Thực hiện theo Quyết định số 1353/QĐ- UBND ngày 14/6/2013 UBND tỉnh BR-VT về việc ban hành quy định về quy chế, chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh BR-VT

 

III.Công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm

1. Công tác phòng dịch

a. Công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn

- Thông qua các lớp tập huấn và các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền rộng rãi cho người chăn nuôi, người dân biết tính chất nguy hiểm của dịch bệnh để chủ động phòng chống và tích cực phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác phòng chống dịch.

- Tuyên truyền phổ biến cho người dân thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch; Thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng; tiêm phòng vắc xin cho đàn thủy cầm; theo dõi giám sát phát hiện và khai báo dịch bệnh kịp thời

b. Công tác tiêm phòng

* Đối với đàn vịt, ngan, ngỗng:

            - Đối tượng tiêm phòng: Tiêm phòng cho toàn bộ đàn vịt, ngan khoẻ mạnh, từ 14 ngày tuổi trở lên đối với vịt 21 ngày tuổi trở lên đối với ngan

            - Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng trên phạm vi toàn xã

            - Loại vắc xin sử dụng:

+Vắc xin H5N1vô hoạt nhũ dầu Navet – Vifluvac của công ty Navetco sản xuất dùng cho gà,

+Vắc xin vi rút tổ hợp cúm gia cầm chủng Re-6 do Trung Quốc sản xuất tiêm phòng cho đàn thủy cầm

+ Việc sử dụng vắc xin và kỹ thuật tiêm phòng theo hướng dẫn sử dụng vắc xin bệnh cúm gia cầm của Trạm thú y.

- Thời gian tiêm phòng:

            + Tiêm phòng đợt chính:

            Đợt 1:Tiêm trong tháng 2 năm 2016

            Đợt 2:Tiêm trong tháng 8 năm 2016

            + Tiêm phòng bổ sung: Trạm Thú y chủ động phối với các xã tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn vịt ngan chưa đến tuổi tiêm hoặc bỏ sót trong đợt tiêm chính, đàn nuôi mới, đàn hết thời gian miễn dịch

            - Kinh phí tiêm phòng:

+ Đối với hộ chăn nuôi vịt, ngan nhỏ lẻ và gia trại dưới 2.000 con :Nhà nước hỗ trợ miễn phí 100% tiện mua vắc xin và công tiêm phòng;

            + Tiền công tiêm phòng: Hỗ trợ trực tiếp cho người tham gia tiêm phòng vắc xin với mức bình quân cho mỗi lần tiêm: 200 đồng/con gia cầm. Trường hợp mức bồi dưỡng theo lần tiêm dưới 100.000 đồng/người/ngày thì được thanh toán bằng mức 100.000 đồng/người/ngày.Trong trường hợp tiêm phòng gia cầm tính theo đầu con không đạt 100.000 đồng/người/ngày thì UBND xã phải lập hồ sơ đầy đủ bao gồm:Biên bản xác nhận của UBND xã và Trạm Thú y về số lượng vịt, ngan được tiêm phòng hàng ngày; Bảng chấm công chi tiết của từng người tham gia tiêm phòng: Bảng tổng hợp tiêm phòng  để trình phòng Nông nghiệp xem xét tham mưu UBND huyện cấp kinh phí.

* Đối với đàn gà

            - Khuyến cáo người chăn nuôi chủ động tiêm phòng khi có nhu cầu tiêm phòng

            + Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và gia trại dưới 2000 con: Chủ chăn nuôi đăng ký vắc xin với Trạm Thú y huyện

            + Trang trại chăn nuôi gà trên 2.000 con: Chủ chăn nuôi đăng ký vắc xin tại phòng chăn nuôi của Chi cục Thú y tỉnh

            - Kinh phí tiêm phòng: Chủ trang trại và chủ hộ chăn nuôi gà tự túc 100% chi phí tiêm phòng vắc xin.

            c. Kiểm soát việc buôn bán, tiêu thụ, vận chuyển gia cầm và sản phẩm  gia cầm, kiểm soát giết mỗ trên địa bàn xã

- Tăng cường công tác kiểm dịch tại các chốt kiểm dịch đầu mối giao thông ra vào xã, huyện đặc biệt lưu ý đối với gia cầm và sản phẩm gia cầm có nguồn gốc từ các tỉnh có nguy cơ cao.

- Tăng cường quản lý các cơ sở giết mổ gia cầm, thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động giết mổ, buôn bán sản phẩm gia cầm ở các chợ.

d. Quản lý chăn nuôi gia cầm, thuỷ cầm

            - Tuyên truyền để người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi để phòng chống dịch bệnh

            - Quản lý chặt đàn vịt chạy đồng bằng sổ đăng ký

2. Công tác chống dịch (nếu có dịch bệnh xảy ra):

a. Vật tư

            - Vôi bột: Hợp đồng với với một đại lý cung cấp vôi khi có nhu cầu

            - Hoá chất sát trùng: Trạm Thú y thường xuyên dự trữ 1000 lít Benkocid

            - Bảo hộ lao động: Găng tay, khẩu trang…. do Trạm Thú y cung cấp từ nguồn Chi cục thú y tỉnh.

b. Phương tiện

            - Hợp đồng phương tiện vận chuyển; chuần bị địa điểm tiêu hủy khi dịch có xảy ra (về địa điểm phải có sự thoả thuận về quy hoạch của phòng Tài nguyên và môi trường huyện)

            - Trạm thú y hướng dẫn Trưởng ban Thú y tham mưu cho UBND xã lập kế hoạch chủ động phương tiện, vật tư, lực lượng phản ứng nhanh sẵn sàng ứng phó khi có dịch.

 

c. Nhân lực

            - Củng cố lại Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Ban hành Quyết định phân công cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo.

            - Phân công lực lượng Thú y viên phụ trách tiêm phòng gia cầm từng ấp (tương tự tiêm phòng gia súc)

            - Cán bộ Thú y phụ trách từng ấp có nhiệm vụ nhận vắc xin tiêm phòng, dụng cụ bảo hộ, các biểu mẫu hướng dẫn ở Cán bộ Thú y xã, liên hệ trực tiếp với người dẫn đường thông báo cho các hộ chăn nuôi nhốt gia cầm để tổ chức tiêm phòng theo kế hoạch, nộp báo cáo đầy đủ, đúng thời gian quy định cho Cán bộ Thú y xã để báo cáo cho Ban chỉ đạo và cấp trên

d. Công tác tuyên truyền

            - Đài truyền thanh thường xuyên thông tin về diễn biến tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn để người chăn nuôi nắm bắt, từ đó chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.tuyên truyền cho người dân hiểu về tính chất nguy hại của dịch bệnh, các văn bản chỉ đạo của cấp trên

            - Tuyên truyền vận động nhân dân khai báo dịch và cam kết thực hiện 05 không: “Không dấu dịch ;Không mua gia cầm bệnh; Không bán chạy gia cầm bệnh; Không vận chuyển gia cầm bệnh ra khỏi vùng dịch; Không vứt xác gia cầm bệnh ra môi trường”.

 

IV. Phòng, chống  dịch bệnh Heo tai xanh (PRRS)

1. Công tác phòng bệnh heo tai xanh

a. Tuyên truyền phòng chống bệnh heo tai xanh

            - Tuyên truyền rộng rãi cho người chăn nuôi, giết mỗ, vận chuyển, buôn bán heo và các sản phẩm của heo về nguyên nhân gây bệnh, tác hại, đường lây truyền, cách nhận biết heo bệnh tai xanh và phương pháp phòng chống

            - Tuyên truyền phổ biến chương trình chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại, tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng bệnh tai xanh và các bệnh kế phát như dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn…

b. Công tác sát trùng

            ( Tổ chức sát trùng theo mục VI của kế hoạch này)

c. Công tác tiêm phòng vắc xin

            - Loại vắc xin: Sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của Trạm thú y

            - Đối tượng tiêm phòng: Tiêm cho đàn heo khoẻ mạnh từ 30 ngày tuổi trở lên ( trừ heo nái mang thai và heo thịt trước khi xuất bán, giết mổ trong vòng 30 ngày) trên địa bàn xã (không tiêm phòng cho đàn heo nuôi gia công cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài )

            - Thời gian tiêm phòng:

            + Tổ chức tiêm phòng đại trà 2 đợt.

            *Thực hiện từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016

+ Ngoài 02 đợt chính, trong các tháng còn lại sẽ tổ chức tiêm phòng bổ sung gồm số bỏ sót trong đợt tiêm phòng chính, mới sinh, nuôi mới …..

 

- Kinh phí tiêm phòng :

+ Đối với trang trại quy mô dưới 200 con và đàn heo nuôi nhỏ lẻ ở các hộ dân do địa phương và Trạm Thú y huyện tiêm phòng. Nhà nước hổ trợ 100% kinh phí mua vắc xin và công tiêm phòng.

+ Đối với trang trại quy mô trên 200 con do Chi cục Thú y tỉnh thực hiện.Các trang trại tự túc 100% kinh phí tiêm phòng

Kinh phí tiêm phòng có hướng dẫn cụ thể khi có công văn chỉ đạo của Tỉnh

d. Công tác giám sát, phát hiện bệnh:

- Giám sát lưu hành bệnh tai xanh: Dựa vào mẫu giám sát lưu hành virus tai xanh bằng cách phát hiện kháng thể virus tai xanh ở heo chưa được tiêm phòng theo kế hoạch của Trạm thú y.

- Giám sát sau tiêm phòng:

+ Giám sát lâm sàng: Tổ chức kiểm tra giám sát tình hình sức khỏe của đàn heo sau tiêm phòng để kịp thời xử lý những trường hợp bị phản ứng

+ Giám sát huyết thanh kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng : Dựa vào kết quả lấy mẫu kiểm tra kháng thể theo kế hoạch của Trạm thú y

e. Công tác khác

- Các chốt kiểm dịch tạm thời: Có mặt 24/24 giờ để kiểm soát việc vận chuyển heo và sản phẩm của heo nhập vào huyện.

- Phối hợp, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành của huyện để tăng cường kiểm tra tại các cơ sở giết mổ, địa điểm buôn bán, trung chuyển heo và các sản phẩm của heo trên địa bàn xã, thiết lập hệ thống giám sát dịch bệnh chặt chẽ.

- Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ heo: Thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch tại gốc và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển đối với heo và các sản phầm heo vận chuyển trong nước theo quy định; tăng cường kiểm tra tại các cơ sở giết mổ heo, kiểm soát chặt chẽ nguồn heo đưa vào giết mổ.

2. Các biện pháp chống dịch Heo tai xanh

            Thực hiện các biện pháp chống dịch( nếu có xảy ra ) theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BNN ngày 15/7/2008 của Bộ NN & PTNT ban hành quy định phòng chống hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo.

 

V. Công tác phòng dại trên động vật

1. Tuyên truyền, tập huấn

- Đài truyền thanh thường xuyên thông tin về diễn biến tình hình  bệnh dại, gia cầm trên địa bàn để người chăn nuôi nắm bắt, từ đó chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.tuyên truyền cho người dân hiểu về tính chất nguy hại của bệnh dại, cũng như quy định của pháp luật bằng các phương tiện thông tin như đài phát thanh, đài truyền hình, tài liệu tờ rơi, áp phích….

            - Tăng cường tuyên truyền thực hiện 05 không:

            + Không nuôi chó, mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương

            + Không nuôi chó, mèo không tiêm phòng bệnh dại

            + Không nuôi chó thả rong

            + Không để chó cắn người

            + Không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường

            - Tổ chức tập huấn những kiến thức về bệnh dại, công tác quản lý chó mèo, công tác điều tragiám sát ổ dịch, tiêm phòng bệnh dại, quản lý ổ dịch, kiểm dịch và chống dịch khi có ổ dịch xảy ra.

            2. Thời gian và đối tượng tiêm phòng

- Thời gian tiêm phòng:

            -Triển khai kế hoạch tiêm phòng chính vào tháng 3-4 /2016 và tiêm phòng bổ sung vào tháng 9-10/2015

            - Ngoài đợt tiêm phòng chính và  tiêm phòng bổ sung, hàng tháng Thú y xã tiêm phòng cho chó, mèo và động vật cảm nhiễm mới phát sinh hoặc hết thời gian miễn dịch. Người nuôi chó, mèo, có thể mang vật nuôi đến cơ quan Thú y gần nhất để tiêm phòng bệnh dại vào bất cứ thời điểm nào trong năm

* Đối tượng tiêm phòng bắt buộc

            Chó, mèo, nuôi trong diện tiêm trên địa bàn toàn xã.Riêng động vật cảm nhiễm khác như khỉ, vượn tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan Thú y

3.Chỉ tiêu tiêm phòng

            Tiêm phòng đàn chó, mèo, nuôi trên địa bàn đạt tỷ lệ 100% diện tiêm .

4. Công tác bắt chó chạy rong

            - Duy trì công tác bắt chó chạy rong 04 đợt/năm trên địa bàn xã

            - Áp dụng mức xử phạt chủ nuôi để chó chạy rong bị bắt giữ theo quy định

5. Thu phí và công tiêm phòng (Theo thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính)

*Hiện nay:

            - Thu phí tiêm phòng: 17.000 đồng/con (chủ vật nuôi phải trả)

            - Trong đó:

            + Tiền công tiêm phòng:  4.500 đồng/con/liều;

            + Chi phí vắc xin :12.180 đồng/liều;

            + Giấy chứng nhận tiêm phòng, bảo quản, hao hụt vắc xin : 320 đồng/liều

            - Tiền công tiêm phòng: Ngân sách huyện chi hỗ trợ người phối hợp dẫn đường, ghi chép tiêm phòng dại áp dụng theo mức chi tiền công dẫn đường, ghi chép tiêm phòng gia súc, gia cầm quy định tại Quyết định 1353/QĐ-UBND của tỉnh BR-VT.

 

            VI. Kế hoạch thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2016.

1. Đối tượng, nội dung vệ sinh tiêu độc, khử trùng

1.1. Đối tượng:

            Tiến hành sát trùng tất cả các cơ sở chăn nuôi tập trung, hộ chăn nuôi gia đình, cơ sở ấp trứng gia cầm; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, chợ buôn bán gia cầm sống ở khu vực nông thôn, quầy sạp buôn bán sản phẩm gia súc, gia cầm ở các chợ, nơi công cộng trên phạm vi toàn xã dưới sự giám sát của Chi cục Thú y, Trạm Thú y, UBND xã.

1.2. Nội dung vệ sinh tiêu độc khử trùng

a. Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung:

* Đối với cơ sở chăn nuôi trung.

            - Phát quang cây cỏ xung quanh chuồng trại, quét dọn thu gom phân rác để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh

            - Nâng cao mức độ an toàn sinh học cho khu vực trại. Lưu ý giảm thiểu lượng khách ra vào tham quan trại.Đối với trại chăn nuôi gia cầm có biện pháp ngăn chặn chim hoang dã tiếp xúc với gia cầm nuôi (như dùng lưới quây)

            - Thường xuyên kiểm tra các hố sát trùng tại cổng ra vào trại, đảm bảo trong hố luôn có đủ lượng và nồng độ thuốc sát trùng cần thiết

            - Tiêu độc khử trùng bằng phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng trại, khu chăn nuôi và vùng phụ cận mỗi tuần 2 lần

* Đối với chăn nuôi hộ gia đình

            - Quét dọn sạch sẽ khu vực chuồng nuôi, thu gom phân rác, chất độn chuồng để đốt hoặc chôn

            - Cọ rửa, vệ sinh kỹ lưỡng bề mặt chuồng trại trước khi phun xịt thuốc sát trùng.

            - Phun thuốc sát trùng toàn khu vực chuồng trại chăn nuôi và vùng phụ cận 2 lần/tuần

b. Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

            - Nơi nhốt vật chờ giết mổ: Sau khi gia súc, gia cầm được đưa đi giết mổ, toàn bộ khu vực nhốt phải được vệ sinh tiêu độc khử trùng trước khi nhập đàn mới.

            - Nơi giết mổ phải được vệ sinh tiêu độc khử trùng khi vào, ra cơ sở giết mổ.

            - Phun xịt thuốc sát trùng 2 lần/tuần sau khi cọ rửa  sạch sẽ chuồng trại và nơi giết mổ.

            - Phương tiện vận chuyển động vật phải được phun khử trùng khi vào, ra cơ sở giết mổ

            - Phát quang cây cỏ xung quanh cơ sở, chuồng trại, khơi thông cống rãnh

c. Chợ buôn bán gia cầm sống, sản phẩm gia súc, gia cầm

- Quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực bán gia cầm, lồng nhốt gia cầm cuối mỗi buổi chợ

            - Phương tiện vận chuyển, lồng nhốt phải được vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc tiêu độc khử trùng cuối mỗi buổi chợ

            - Những quầy bán thịt gia súc, gia cầm phải được vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc tiêu độc sát trùng cuối mỗi buổi chợ.

            d. Nơi lưu trữ, trung chuyển gia súc, gia cầm

            - Tiêu độc khử trùng bằng phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực nuôi nhốt và vùng lân cận mỗi tuần 01 lần;

            - Phát quang cây cỏ xung quanh cơ sở, nhà xưởng, khơi thông cống rãnh.

e. Nơi công cộng:

            - Quét dọn, vệ sinh sạch sẽ, khơi thông cống rãnh

2. Cách thức tiến hành vệ sinh tiêu độc khử trùng

2.1. Trang trại chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm, nơi lưu giữ gia súc, gia cầm

            - Tự lo vật tư, kinh phí, tổ chức thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn và giám sát của UBND xã và cơ quan Thú y

 

2.2. Hộ chăn nuôi gia đình, chợ buôn bán gia cầm ở nông thôn, quầy sạp buôn bán gia súc, gia cầm ở các chợ, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm.

            UBND xã tổ chức các đội phun xịt và không thu tiền công và tiền thuốc sát trùng .Việc phun khử trùng tiêu độc chỉ được thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới như quét dọn, cọ rửa.

2.3. Cách sử dụng thuốc sát trùng

            - Cách sử dụng, liều lượng thuốc sát trùng, dụng cụ bảo hộ thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Thú y

            - Thời gian thực hiện:

            Thời gian thực hiện chính trong năm 2016 chia làm 3 đợt như sau:

            + Đợt I:  Tháng 5 và tháng 6 năm 2016;

+ Đợt II:  Tháng 9 và tháng 10 năm 2016;

+ Đợt III: Tháng 1/2017 và tháng 02/2017 ( trước và sau tết Đinh Dậu )

(Thời gian cụ thể thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường cho từng đợt sẽ có thông báo sau)

3. Chính sách, chế độ đối với người tham gia thực hiện vệ sinh, tiêu độc, sát trùng

a. Cấp thuốc

            Cấp thuốc sát trùng theo định mức, hướng dẫn sử dụng phun xịt của Chi cục Thú y và không thu tiền sát trùng đối với khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán gia cầm ở nông thôn, quầy sạp buôn bán gia súc, gia cầm ở các chợ, nơi công cộng

b. Công phun xịt

- Kinh phí thực hiện công tác tiêu độc các khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán gia súc, gia cầm ở nông thôn, quầy sạp buôn bán gia súc, gia cầm ở các chợ, nơi công cộng trên địa bàn xã có hướng dẫn cụ thể khi có văn bản chỉ đạo của UBND Tỉnh

- Các đội phun xịt ở các ấp lập danh sách sát trùng có chữ ký xác nhận của các thành viên trong đội, chủ hộ gia đình, đại diện cơ sở được sát trùng, bảng theo giõi chấm công cho tất cả những người tham gia công tác sát trùng tại địa phương để làm cơ sở thanh quyết toán sau này

c. Tổ chức phun xịt

            - Thành lập đội phun xịt tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2014(có Quyết định kèm theo).

            - Phân công lực lượng Thú y viên phụ trách phun xịt từng ấp.

            - Tổ phun xịt có nhiệm vụ nhận thuốc, dụng cụ bảo hộ và các loại biểu mẫu hướng dẫn ở Cán bộ nông nghiệp xã để tổ chức phun xịt trên địa bàn mình phụ trách.Nộp báo cáo đầy đủ, đúng thời gian quy định cho cán bộ nông nghiệp xã để tổng hợp báo cáo cho Ban chỉ đạo và cấp trên.

 

C.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I.Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm xã năm 2016(có Quyết định kèm theo)

            Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm xã Hoà Bình chịu trách nhiệm :

            - Tham mưu cho UBND xã xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm năm 2016

            - Triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm

            - Thực hiện tốt chế độ khai báo, giám sát và báo cáo tình hình dịch bệnh ở động vật

 

II. Phân công các thành viên Ban chỉ đạo phụ trách từng địa bàn

            Cán bộ phụ trách từng ấp có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, chịu trách nhiệm thực hiện quy định khai báo, giám sát và báo cáo dịch bệnh ở động vật trên địa bàn được phân công, cụ thể như sau.

 

III. Phân công các ban ngành đoàn thể

            Phân công trách nhiệm các thành viên của Ban chỉ đạo:

            * Cán bộ Nông nghiệp: Tham mưu cho UBND xã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, kiện toàn ban chỉ đạo, đội cơ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đội tiêm phòng gia súc, đội tiêm phòng dại ở động vật, đội phun xịt tiêu độc khử trùng môi trường.Kiểm tra, đôn đốc các ban ngành và ban nhân dân các ấp thực hiện công tác phòng chống dịch theo sự chỉ đạo của UBND xã.Hướng dẫn kỷ thuật phòng chống dịch đến tận ấp, hộ chăn nuôi.Chuẩn bị phương tiện, vật tư, trang thiết bị, lao động…phục vụ công tác chống dịch trên địa bàn.Tổng hơp báo cáo lên cấp trên.

            * Cán bộ địa chính: Xác định địa điểm, vị trí đất dự kiến để tổ chức tiêu huỹ gia súc, gia cầm, đảm bảo an toàn công tác vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh

            * Cán bộ Y tế: Kiểm tra, giám sát vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường, kiểm tra việc thực hiện quy trình vệ sinh dịch tễ, vệ sinh phòng dịch để đảm bảo sức khoẻ cộng đồng.

            * Cán bộ Đài truyền thanh: Tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức về dịch bệnh gia súc, gia cầm, tính chất nguy hiểm và biện pháp phòng chống dịch bệnh tới hộ gia đình chăn nuôi.

            * Cán bộ Thú y: Thường xuyên theo dõi giám sát phát hiện dịch bệnh..Triển khai tạm thời các biện pháp khống chế ổ dịch và kịp thời báo cáo cho Ban chỉ đạo và Trạm Thú y.Nhận thuốc, dụng cụ bảo hộ và biểu mẫu các loại ở Trạm Thú y về nhập ở Nông nghiệp xã để cấp phát cho lực lượng Thú y và các đội phun xịt.Phối kết hợp với các ban, ngành hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

            * Các ban ngành đoàn thể: Tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên của mình và toàn thể nhân dân nâng cao ý thức phòng ngừa dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

            * Các ban ấp: Phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể và cán bộ Thú y viên tổ chức thực hiện tốt kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

            Trên đây là Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2016 trên địa bàn xã Hoà Bình của Ban chỉ đạo PCDB GSGC xã. Đề nghị các ban ngành, đoàn thể và các thành viên có liên quan tổ chức thực hiện tốt kế hoạch này./.

Minh Tuấn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 872 118 - Fax: (84.064) 3 872 118
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu