Các loại cỏ tự nhiên:
Cho dê ăn 4 – 7kg cỏ, lá hỗn hợp/ngày/con. Nếu chăn thả chỉ cần cho ăn 2 – 3
kg/ngày/con.
+ Thô khô: Cỏ và rơm
khô, Thức ăn củ quả: sắn, khoai lang, chuối, bí đỏ, đu đủ, cà rốt,… Rửa sạch,
thái mỏng cho ăn 0,2 – 0,8 kg/con/ngày.
Thức ăn tinh hỗn hợp:
Gồm các loại cám gạo, ngô, bột sắn, bột sắn, bột đậu tương rang, rỉ mật đường.
Tùy theo lứa tuổi, khả năng sinh sản và tiết sữa cho dê ăn từ 0,2 – 0,8
kg/con/ngày. Tỷ lệ: Bột ngô 25 – 30%, cám gạo 25 – 40%, bột sắn 15 – 20%, bột
đỗ tương rang 10 – 20%, Rỉ mật 10 – 20%, khoáng 2%, muối 1%
Phụ phẩm nông, công
nghiệp: Bã đậu phụ, vỏ giá đỗ xanh, bã bia, vỏ và trái cây,… Tuyệt đối tránh
thức ăn chua, hôi, mốc, ướt, cho ăn 0,3 – 0,6kg/con/ngày.
Chăm sóc nuôi dưỡng
Dê Bách thảo có thể:
chăn chả ban ngày, tối về chuồng ăn thêm cỏ, lá cây. Nuôi nhốt tại chuồng, vận
động tại sân chơi. Đảm bảo hàng ngày: Thức ăn khô ráo, không hôi mốc, sạch
không lẫn đất cát, uống thỏa mãn nước sạch. Quét dọn vệ sinh sạch sẽ: nền, sân
chuồng, máng ăn sạch sẽ. Cách ly con đau ốm và không thả chung đàn.
Chăm sóc dê hậu bị (từ
khi cai sữa đến khi phối giống): Cho ăn 2 – 5kg lá cây, cỏ xanh non và từ 0,1 –
0,4kg thức ăn tinh/con/ngày. Chỉ chăn thả hoặc vận động khi trời đã tan sương.
Tách riêng dê đực 4 tháng tuổi ra nơi khác. Cho dê cái phối giống lần đầu ở 7 –
8 tháng tuổi, nặng 19 – 20 kg trở lên. Tuổi phối giống lần đầu của dê đực: 7 –
8 tháng tuổi, nặng 25 – 30 kg.
Không dùng: Đực giống là bố, dê cái là con hoặc cháu, Đực
giống là anh, dê cái là em gái.
Chăm sóc dê chửa, dê đẻ:
- Thời gian chửa 146 –
157 ngày. Trong thời gian chửa cần chăn thả dê gần chuồng, nơi bằng phẳng tránh
dồn đuổi, đánh đập, tránh xa dê đực giống để tránh nhảy dê chửa, dễ sảy thai.
Trước khi đẻ 5 – 10 ngày nhốt riêng dê chửa. Dê sắp đẻ bầu vú căng sữa, bụng
sa, dịch nhờn chảy nhiều ở âm môn, sụt mông. Cho cỏ khô sạch lót ổ, chuẩn bị đỡ
đẻ.
- Dùng khăn sạch, mềm,
khô lau nhớt từ miệng, tai mũi và toàn thân cho dê sơ sinh. Thắt rốn bằng chỉ
cách cuống rốn 4 cm rồi cắt ngoài chỗ thắt, sát trùng rốn bằng cồn. Để dê con
nằm ổ ấm, bên mẹ cho đến 4 ngày tuổi (trời rét cần sưởi ấm). Lau sạch bầu vú và
phần âm môn dê mẹ. Sau đẻ 30 phút hỗ trợ dê con bú sữa đầu. Đẻ xong cho dê uống
nước ấm pha muối 0,5% và ăn cỏ, lá xanh non và thức ăn tinh không ôi, ẩm mốc.
- Từ ngày thứ 4 đến 21
ngày tuổi, nuôi dê con trong cũi, đảm bảo ấm khi trời lạnh, chỗ nằm khô, sạch.
Cho bú mẹ 3 – 4 lần/ngày. Khi 10 ngày tuổi tập cho dê con ăn thức ăn dễ tiêu:
cháo, chuối chín, bột ngô, đỗ tương rang kỹ nghiền nhỏ mịn và cỏ non sạch, khô
ráo.
Vắt sữa dê
- Vệ sinh khi vắt sữa: Rửa sạch tay và dụng cụ trước và sau khi vắt
sữa. Dùng khăn sạch ướt rửa toàn bộ bầu vú. Lau sạch núm vú, tránh xây xát vú
sau khi vắt hết sữa.
- Thao tác vắt sữa: Cố định người vắt, giờ vắt, không ồn ào khi vắt
sữa. Thao tác vắt sữa nhẹ nhàng, đều đặn, thứ tự và nhanh. Sau đó buông tay ra
để sữa xuống căng núm vú và lặp lại thao tác trên.Sau cùng vuốt hết sữa đọng
trong núm vú.
- Lịch vắt sữa: Vắt sữa trước khi cho con vào bú mẹ.Vắt 1 – 2
lần tùy theo lượng sữa mẹ và số dê con đẻ ra.
- Xử lý sữa: Vắt sữa xong lọc qua 8 lớp vải màn sạch, rồi
đun cách thủy trong nước sôi khoảng 10 – 15 phút mới được sử dụng.
Chuồng trại
- Chọn địa điểm làm
chuồng: Chọn nơi cao ráo thoát
nước, ở cuối hướng gió, tránh gió lùa. Chuồng nên làm hướng nam hoặc đông nam.
- Kiểu chuồng: Có sàn, đơn giản tre nứa lá. Có 3 kiểu: Chuồng
dê nhốt chung, chuồng dê chia ô lớn, chuồng chia ô nhỏ nhốt riêng từng con. Sàn
chuồng làm bằng thanh tre, gỗ nứa thẳng, nhẵn, bản rộng 2,5cm, cách nhau 1,5cm,
cách mặt đất 0,6 – 0,8m. riêng đối với dê con, các nan nhỏ cách nhau 0,8cm để
dê không bị lọt chân.