TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 23/11/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Nông thôn mới
Họat động UBNDNông nghiệpDịch vụ
Nữ công gia chánh
Tin thời sự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Tập huấn giới thiệu trạm khoa học công nghệ

Hình tập huấn

Nông Thôn Mới

Tiếp Xúc Cử Tri

Lượt truy cập: 295625
  TIN THỜI SỰ

  TỎI ĐEN SẢN XUẤT ĐẠI TRÀ Ở VIỆT NAM
21/10/2016

Kết quả hình ảnh cho TỎI ĐENKết quả hình ảnh cho TỎI ĐEN


Được biết đến như một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, ngày nay do nhu cầu về sức khỏe cũng như đời sống ngày càng nâng cao mà tỏi đen được các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc coi chúng như là món ăn hàng ngày cùng những công dụng hữu ích cho sức khỏe. Ở Việt Nam, loại tỏi này đang dần được ưa chuộng nhưng tính đại trà chưa cao vì ít có cơ sở sản xuất, giá mua cho loại thực phẩm này còn ở mức cao. Thay vì phải nhập mua tỏi đen này từ Nhật, các chuyên gia khẳng định có thể sản xuất đại trà loại thực phẩm này, mang tới nguồn thu nhập lớn cho nông dân Việt Nam.

Giá tăng gấp 7 lần khi lên men tỏi tươi thành tỏi đen Tỏi đen được sản xuất thành công ở Nhật từ năm 2005. Hiện người dân ở nước này sử dụng tỏi đen rộng rãi như một loại thực phẩm, đồ uống, gia vị thiết yếu để có cuộc sống khỏe mạnh. Sở dĩ được người dân ưa chuộng như thế bởi theo các chuyên gia y dược, khi lên men tỏi tươi thành tỏi đen, độ ẩm và hàm lượng chất béo trong tỏi giảm đi đáng kể, còn các nguyên tố vi lượng lại tăng lên nhiều lần giúp phòng chống nhiều bệnh nguy hiểm như gan, ung thư, tiểu đường; làm tăng sức đề kháng. Để sản xuất ra được 1kg tỏi đen cần đến 0,8 – 2kg tỏi tươi.

Giá nhập buôn tỏi tươi nhiều nhánh Phan Rang, Lý Sơn loại 1 hiện nay rơi vào khoảng 100.000 đồng/kg. Giá tỏi đen ở thị trường trong nước thấp nhất là 1,4 triệu đồng/kg. Như vậy, bằng cách lên men tỏi tươi thành tỏi đen, giá tỏi tăng lên gấp 7 lần. Riêng với loại tỏi cô đơn hay còn gọi là tỏi một nhánh, đặc sản quý của Lý Sơn, giá nhập tỏi tươi từ 500.000 – 600.000 đồng/kg, sau khi lên men thành tỏi đen có giá 2,5 triệu đồng/kg, tăng hơn 2 lần. Anh Nguyễn Đức Luân (4A – Lê Thánh Tông – Hà Nội) – chuyên gia nghiên cứu về tỏi đen khẳng định, giá tỏi đen một nhánh Lý Sơn đang ở mức quá cao so với giá trị thực. Anh Luân cho biết, thức tế các kết quả kiểm nghiệm cho thấy, hàm lượng chất dinh dưỡng và dược chất trong tỏi một nhánh và tỏi nhiều nhánh có sự chênh lệch không đáng kể.

Đã có thời gian nghiên cứu thực địa tại đảo Lý Sơn, anh Luân quả quyết, Lý Sơn chưa trồng chuyên được tỏi một nhánh mà lượng tỏi thu hoạch về là sự chọn lọc tỏi đột biến lẫn trong cánh đồng tỏi nhiều nhánh nên lượng thu về rất ít, chính vì ít nên giá mới đắt. Ở Nhật Bản và Trung Quốc, nơi có nhiều vùng trồng chuyên canh tỏi một nhánh, giá của loại tỏi này chênh lệch rất ít so với tỏi nhiều nhánh, hàng lượng dinh dưỡng cũng không khác nhau là mấy. Thậm chí, giá tỏi một nhánh ở Trung Quốc nhập về chỉ vài chục ngàn một kg, hình thức bên ngoài lại to, đều và đẹp hơn tỏi một nhánh ở Lý Sơn, dù hương vị không thơm ngon bằng cũng như chất lượng dinh dưỡng còn bỏ ngõ.

Sản xuất đại trà tỏi đen, người bán và người mua cùng hưởng lợi Là mặt hàng phổ biến tại Nhật nhưng giá tỏi đen ở nước này cũng ở mức cao ngất, 240 USD/kg (gần 5 triệu đồng). Tuy nhiên, theo anh Luân, chất lượng tỏi Nhật thua Việt Nam mặc dù giá cao hơn gấp 5 lần. Anh Luân giải thích, tỏi Nhật được trồng từ tháng 11 đến tháng 12 hàng năm và cho thu hoạch vào tháng 3 – 4 năm sau, vướng 2 tháng bị ủ trong tuyết sau đó mới ra hoa nên mất khá nhiều chất dinh dưỡng. Tỏi Việt Nam có thời gian thu hoạch ngắn hơn 2 tháng, lại không bị ra hoa nên các chất dinh dưỡng không bị hao hụt và chuyển hóa, do đó chất lượng tốt hơn. Tỏi tươi tốt hơn thì đương nhiên khi lên men sẽ cho chất lượng tỏi đen cũng tốt hơn. Được sản xuất thành công trong nước với máy móc nội địa hóa, tỏi đen của Việt Nam được Bộ y tế kiểm định về chất lượng, mức giá rẻ hơn nhiều lần so với tỏi đen của Nhật và Trung Quốc. Hiện tại, giá bán tỏi đen trong nước là 1,4 triệu đồng/kg, vẫn bị khách hàng chê đắt và cho là “món ăn của nhà giàu”. Tuy nhiên, theo ý kiến thu nhập từ nhiều chủ cơ sở sản xuất tỏi đen tại Hà Nội, Hải Dương và TP.Hồ Chí Minh, chi phí đầu tư máy móc của Nhật cho sản lượng 1 tấn tỏi đen một mẻ khoảng 1 tỷ đồng. Nếu sử dụng máy móc nội, chi phí sẽ giảm khoảng 60%, giá thành từ đó chắc chắn giảm mạnh, lợi cho cả người bán lẫn người mua và có giá trị xuất khẩu cao. Việc sản xuất này sẽ đem lại một nguồn lợi không nhỏ không chỉ cho người nông dân mà còn mang lại nguồn lợi cho nông nghiệp Việt Nam.

Anh Nguyễn Trường Giang (Nguyễn Văn Cừ – Phan Rang – Ninh Thuận) chia sẻ: “Việt Nam hiện có nhiều vùng chuyên canh về tỏi nổi tiếng, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao như: Lý Sơn, Phan Rang, Phù Yên…Theo tìm hiểu, máy móc công nghệ lên men tỏi trắng thành tỏi đen về lý thuyết khá đơn giản và có thể sản xuất đại trà. Nếu sớm được thực hiện, nó sẽ có lợi cho nhiều phía, người nông dân sẽ đổi đời”. Được biết đến như một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, ngày nay do nhu cầu về sức khỏe cũng như đời sống ngày càng nâng cao mà tỏi đen được các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc coi chúng như là món ăn hàng ngày cùng những công dụng hữu ích cho sức khỏe.

Ở Việt Nam, loại tỏi này đang dần được ưa chuộng nhưng tính đại trà chưa cao vì ít có cơ sở sản xuất, giá mua cho loại thực phẩm này còn ở mức cao. Thay vì phải nhập mua tỏi đen này từ Nhật, các chuyên gia khẳng định có thể sản xuất đại trà loại thực phẩm này, mang tới nguồn thu nhập lớn cho nông dân Việt Nam. Giá tăng gấp 7 lần khi lên men tỏi tươi thành tỏi đen Tỏi đen được sản xuất thành công ở Nhật từ năm 2005. Hiện người dân ở nước này sử dụng tỏi đen rộng rãi như một loại thực phẩm, đồ uống, gia vị thiết yếu để có cuộc sống khỏe mạnh. Sở dĩ được người dân ưa chuộng như thế bởi theo các chuyên gia y dược, khi lên men tỏi tươi thành tỏi đen, độ ẩm và hàm lượng chất béo trong tỏi giảm đi đáng kể, còn các nguyên tố vi lượng lại tăng lên nhiều lần giúp phòng chống nhiều bệnh nguy hiểm như gan, ung thư, tiểu đường; làm tăng sức đề kháng.

Để sản xuất ra được 1kg tỏi đen cần đến 0,8 – 2kg tỏi tươi. Giá nhập buôn tỏi tươi nhiều nhánh Phan Rang, Lý Sơn loại 1 hiện nay rơi vào khoảng 100.000 đồng/kg. Giá tỏi đen ở thị trường trong nước thấp nhất là 1,4 triệu đồng/kg. Như vậy, bằng cách lên men tỏi tươi thành tỏi đen, giá tỏi tăng lên gấp 7 lần. Riêng với loại tỏi cô đơn hay còn gọi là tỏi một nhánh, đặc sản quý của Lý Sơn, giá nhập tỏi tươi từ 500.000 – 600.000 đồng/kg, sau khi lên men thành tỏi đen có giá 2,5 triệu đồng/kg, tăng hơn 2 lần. Anh Nguyễn Đức Luân (4A – Lê Thánh Tông – Hà Nội) – chuyên gia nghiên cứu về tỏi đen khẳng định, giá tỏi đen một nhánh Lý Sơn đang ở mức quá cao so với giá trị thực. Anh Luân cho biết, thức tế các kết quả kiểm nghiệm cho thấy, hàm lượng chất dinh dưỡng và dược chất trong tỏi một nhánh và tỏi nhiều nhánh có sự chênh lệch không đáng kể. Đã có thời gian nghiên cứu thực địa tại đảo Lý Sơn, anh Luân quả quyết, Lý Sơn chưa trồng chuyên được tỏi một nhánh mà lượng tỏi thu hoạch về là sự chọn lọc tỏi đột biến lẫn trong cánh đồng tỏi nhiều nhánh nên lượng thu về rất ít, chính vì ít nên giá mới đắt. Ở Nhật Bản và Trung Quốc, nơi có nhiều vùng trồng chuyên canh tỏi một nhánh, giá của loại tỏi này chênh lệch rất ít so với tỏi nhiều nhánh, hàng lượng dinh dưỡng cũng không khác nhau là mấy. Thậm chí, giá tỏi một nhánh ở Trung Quốc nhập về chỉ vài chục ngàn một kg, hình thức bên ngoài lại to, đều và đẹp hơn tỏi một nhánh ở Lý Sơn, dù hương vị không thơm ngon bằng cũng như chất lượng dinh dưỡng còn bỏ ngõ. Sản xuất đại trà tỏi đen, người bán và người mua cùng hưởng lợi Là mặt hàng phổ biến tại Nhật nhưng giá tỏi đen ở nước này cũng ở mức cao ngất, 240 USD/kg (gần 5 triệu đồng). Tuy nhiên, theo anh Luân, chất lượng tỏi Nhật thua Việt Nam mặc dù giá cao hơn gấp 5 lần. Anh Luân giải thích, tỏi Nhật được trồng từ tháng 11 đến tháng 12 hàng năm và cho thu hoạch vào tháng 3 – 4 năm sau, vướng 2 tháng bị ủ trong tuyết sau đó mới ra hoa nên mất khá nhiều chất dinh dưỡng. Tỏi Việt Nam có thời gian thu hoạch ngắn hơn 2 tháng, lại không bị ra hoa nên các chất dinh dưỡng không bị hao hụt và chuyển hóa, do đó chất lượng tốt hơn. Tỏi tươi tốt hơn thì đương nhiên khi lên men sẽ cho chất lượng tỏi đen cũng tốt hơn. Được sản xuất thành công trong nước với máy móc nội địa hóa, tỏi đen của Việt Nam được Bộ y tế kiểm định về chất lượng, mức giá rẻ hơn nhiều lần so với tỏi đen của Nhật và Trung Quốc. Hiện tại, giá bán tỏi đen trong nước là 1,4 triệu đồng/kg, vẫn bị khách hàng chê đắt và cho là “món ăn của nhà giàu”. Tuy nhiên, theo ý kiến thu nhập từ nhiều chủ cơ sở sản xuất tỏi đen tại Hà Nội, Hải Dương và TP.Hồ Chí Minh, chi phí đầu tư máy móc của Nhật cho sản lượng 1 tấn tỏi đen một mẻ khoảng 1 tỷ đồng. Nếu sử dụng máy móc nội, chi phí sẽ giảm khoảng 60%, giá thành từ đó chắc chắn giảm mạnh, lợi cho cả người bán lẫn người mua và có giá trị xuất khẩu cao. Việc sản xuất này sẽ đem lại một nguồn lợi không nhỏ không chỉ cho người nông dân mà còn mang lại nguồn lợi cho nông nghiệp Việt Nam. Anh Nguyễn Trường Giang (Nguyễn Văn Cừ – Phan Rang – Ninh Thuận) chia sẻ: “Việt Nam hiện có nhiều vùng chuyên canh về tỏi nổi tiếng, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao như: Lý Sơn, Phan Rang, Phù Yên…Theo tìm hiểu, máy móc công nghệ lên men tỏi trắng thành tỏi đen về lý thuyết khá đơn giản và có thể sản xuất đại trà. Nếu sớm được thực hiện, nó sẽ có lợi cho nhiều phía, người nông dân sẽ đổi đời”.

Minh Tuấn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 872 118 - Fax: (84.064) 3 872 118
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu