Nguyên nhân dịch bệnh bùng phát
Thông tin mới nhất từ Bộ Y tế vào ngày 7 tháng 8 vừa qua cho biết Việt Nam đã phát hiện gần 50.000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng hơn gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế cho biết, sốt xuất huyết đã xuất hiện ở cả 48 tỉnh, thành phố và đã có 17 người tử vong. Điểm đặc biệt là khu vực Tây Nguyên có số ca mắc sốt xuất huyết chiếm đến 75% so với cả nước.
Mùa mưa cũng là một nhân tố dẫn đến sự gia tăng các trường hợp bị nhiễm sốt xuất huyết. Khi mưa xuống, nước đọng, muỗi có thể đẻ trứng, sinh sôi, nảy nở, khiến người dân có nhiều nguy cơ bị nhiễm bệnh.
- Bác sĩ Babatunde Olowkure
Báo chí trong nước dẫn lời Cục trưởng cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biết nguyên nhân dẫn đến bùng phát dịch mạnh vào năm nay là do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, khiến nhiệt độ tăng, hạn hán kéo dài buộc các gia đình tăng trữ nước, tạo điều kiện cho muỗi sinh nở. Ngoài ra ông cũng cho biết vùng Tây nguyên vốn là nơi sốt xuất huyết không phổ biến nên miễn dịch cộng đồng thấp, ý thức phòng dịch của người dân khu vực này còn thấp. Theo ông Phu, có những gia đình dân tộc thiểu số có nhiều người mắc bệnh cùng lúc dù trước đó đã ký cam kết phòng chống dịch bệnh.
Nói về ý thức phòng bệnh và sự lây lan của dịch sốt xuất huyết, bác sĩ Babatunde Olowkure, chuyên gia nghiên cứu dịch bệnh của WHO cho biết:
“Một số lý do có thể là do con người không cẩn thận đề phòng, không dùng kem chống muỗi, che kín người hoặc tránh nước đọng trong nhà, hoặc ngoài nhà.”
Sốt xuất huyết có khả năng lây lan nhanh thành dịch, bởi lẽ vào mùa mưa, muỗi vằn có khả năng phát triển mạnh, nhất là vào thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 do thời tiết, độ ẩm cao tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng và phát triển thành bọ gậy (loăng quăng).
Để ngăn chặn và giảm nguy cơ bùng phát bệnh sốt xuất huyết, ngày 20/5/2018 UBND xã Hòa Bình tổ chức ra quân phát động chiến dịch diệt lăng quăng cho 15 khu dân cư trên địa bàn xã, thu hút hơn 500 hội viên tham gia chiến dịch.