Các nhà khoa học đã tìm ra cách ngăn chặn sự lây lan của bệnh đạo ôn ở cây lúa, một loại nấm có khả năng phá hủy đến 30% sản lượng gạo thế giới mỗi năm.
Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Exeter cho thấy sự ức chế di truyền hóa học của một protein đơn trong nấm sẽ làm dừng sự lây lan bên trong lá – làm cho lá bị mắc kẹt trong một tế bào đơn lẻ.
Phát hiện này thực sự là một bước đột phá trong lĩnh vực tìm hiểu bệnh đạo ôn, căn bệnh có tầm quan trọng rất lớn đối với an ninh lương thực toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý rằng đây là một phát hiện mang tính nền tảng – không phải là một phương thuốc có thể áp dụng bên ngoài phòng thí nghiệm.
Các nhà nghiên cứu đã tiết lộ cách nấm gây bệnh đạo ôn có thể điều khiển và sau đó ép qua các kênh tự nhiên (gọi là sợi liên bào) tồn tại giữa các tế bào thực vật. Đây là một bước đột phá bởi vì các nhà khoa học đã phát hiện ra việc nấm gây bệnh làm thế nào có thể di chuyển lén lút giữa các tế bào cây lúa mà không bị phát hiện bởi hệ thống miễn dịch thực vật.
Bệnh đạo ôn đe dọa an ninh lương thực toàn cầu, phá hủy lượng gạo đủ nuôi sống 60 triệu người. Bệnh đạo ôn lây lan trong cây lúa thông qua sợi nấm xâm lấn (phân nhánh chỉ nhị) xâm nhập qua tế bào.
Trong nỗ lực tìm hiểu quá trình này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng di truyền hóa học để biến đổi một protein báo hiệu để làm cho nó chấp nhận một loại thuốc cụ thể. Protein PMK1 chịu trách nhiệm ngăn chặn miễn dịch của cây lúa và cho phép nấm xâm nhập, do đó, bằng cách ức chế nó, các nhà nghiên cứu có thể bẫy nhốt nấm gây bệnh trong một tế bào. Mức độ chính xác giúp nhóm nhà khoa học phát hiện chỉ một enzyme có tên gọi MAP kinase chịu trách nhiệm điều tiết tốc độ xâm lấn của bệnh đạo ôn.
Nhóm nhà nghiên cứu hy vọng rằng phát hiện này sẽ giúp xác định các mục tiêu của loại enzyme và vì thế xác định được cơ sở phân tử của căn bệnh này.