Nông nghiệp công nghệ cao – Sẽ là ngành hot nhất tại Việt Nam
“Giới trẻ Việt Nam thường nghĩ rằng học ngành nông nghiệp thì tương lai sẽ trở thành nông dân, lam lũ và lạc hậu. Đó là quan điểm sai lầm, bởi tôi dám khẳng định trong một vài năm nữa, khối ngành nông nghiệp sẽ trở thành ngành “hot” nhất tại Việt Nam”. Ông Juan Ferreira – Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh toàn cầu Tập đoàn Monsanto , khẳng định như vậy tại buổi giao lưu về nông nghiệp bền vững và cơ hội nghề nghiệp.
Nông nghiệp công nghệ cao là gì?
Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, còn gọi là công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.
Các công nghệ mới được tích hợp ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao bao gồm: tự động hóa, cơ giới hóa các khâu sản xuất nông nghiệp, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học; giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao…; Quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ… có hiệu quả kinh tế cao/đơn vị sản xuất.
Khái niệm này được sử dụng rộng rãi là nền nông nghiệp được ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững. Dự báo trong một vài năm tới, nguồn nhân lực vẫn còn thiếu và sẽ trở thành ngành hot.
Học Nông nghiệp Công nghệ cao để làm gì?
– Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao;
– Phòng, trừ dịch bệnh;
– Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao;
– Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp;
– Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp;
– Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
– Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp.
Nhóm ngành Trồng trọt và Nông nghiệp công nghệ cao ra trường làm gì? ở đâu? Vì sao lại là ngành hot?
Làm gì?
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
– Phụ trách kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp
– Quản lý, giám sát tiến trình sản xuất nông nghiệp;
– Vận hành hoạt động sản xuất trong các hệ thống nông nghiệp (sạch, hữu cơ, công nghệ cao)
– Giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo về nông nghiệp.
– Học tập trình độ sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
Làm ở đâu?
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan thuộc lĩnh vực nông nghiệp:
– Các Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật; Viện nghiên cứu, Viện sinh học nhiệt đới;
– Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Khuyến nông; Chi cục hay Trạm Bảo vệ Thực vật; Trung tâm Giống cây trồng
– Nông trường, nông trại, trang trại;
– Các công kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật).
– Khu du lịch, di tích, sân gôn và resort.
– Ngân hàng (phụ trách các dự án nông nghiệp); Cửa khẩu quốc tế; Dự án phát triển; Tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
– Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo về nông nghiệp.
Không chỉ có nhiều cơ hội trong nước, sinh viên tốt nghiệp từ các ngành thuộc nhóm ngành này còn có nhiều cơ hội đến với thị trường lao động nước ngoài như các chương trình thực tập sinh, thực tập nghề nông nghiệp được hưởng lương và việc làm quốc tế có thu nhập cao tại Israel, Nhật Bản, Australia,…
Ngành nào đào tạo về Nông nghiệp công nghệ cao? trường đại học nào?
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế hiện đang đào tạo nhóm ngành Trồng trọt và nông nghiệp công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này. Nhóm ngành này gồm các ngành sau:
1. Ngành Khoa học cây trồng (Chuyên ngành Chọn tạo và sản xuất giống cây trồng): Đào tạo, nghiên cứu chuyên sâu và tiếp thu các kỹ thuật sản suất cây trồng và công nghệ mới. Xây dựng và thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất các loại cây trồng theo hướng nông nghiệp an toàn, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chọn tạo, tuyển chọn giống và ứng dụng linh hoạt các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây trồng thích ứng với các điều kiện sinh thái
2. Nông học: Đào tạo những kiến thức về di truyền thực vật, sinh lý – hóa sinh thực vật, giống cây trồng, thổ nhưỡng và phân bón, bảo vệ thực vật…để đảm bảo học các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu và tiếp thu các công nghệ mới; nắm vững kiến thức ngành phù hợp với yêu cầu thị trường lao động trong lĩnh vực nông học. Nắm vững cơ sở khoa học để xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện quy trình sản xuất trong nông nghiệp.
3. Ngành Bảo vệ thực vật: Đây là ngành học nghiên cứu về đất, môi trường sống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng. Đi sâu vào các kiến thức về sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng và các biện pháp phòng trừ. Sinh viên được đào tạo tổng quát về cây trồng, hệ thống nông nghiệp, kỹ thuật canh tác. Bên cạnh đó là các kiến thức chuyên sâu, các biện pháp phòng, quản lý về dịch hại trên cây trồng.
4. Ngành Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan: Ngành cung cấp những kiến thức và kỹ năng toàn diện về cảnh quản hoa viên môi trường, ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu và sản xuất các loại hoa cảnh và cây cảnh đặc chủng, có giá trị kinh tế cao. Sinh viên sẽ được trang bị năng lực chuyên môn về lĩnh vực thiết kế, thi công và quản lý cảnh quan, có khả năng phân tích, hoạch định và giải quyết các vấn đề về xây dựng cảnh quan theo yêu cầu của thực tiễn và sự phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng được đào tạo về kỹ thuật tạo giống, gieo trồng và chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh, hoa, cây cảnh. Ngoài ra, người học còn có thêm các kiến thức tổng hợp để cộng tác với các nhóm ngành gần với kiến trúc cảnh quan như: nông học, lâm nghiệp, kiến trúc công trình, xây dựng, quy hoạch đô thị…