TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Nông thôn mới
Họat động UBNDNông nghiệpDịch vụ
Nữ công gia chánh
Tin thời sự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Tập huấn giới thiệu trạm khoa học công nghệ

Hình tập huấn

Nông Thôn Mới

Tiếp Xúc Cử Tri

Lượt truy cập: 295260
  TRỒNG TRỌT

  BỆNH BẠC LÁ GÂY RA HẠI LÚA BẮT ĐẦU XUẤT HIỆN
22/05/2020

Thời điểm hiện tại, bệnh bạc lá gây hại lúa đã bắt đầu xuất hiện, gây hại mạnh trên các giống nhiễm tại các vùng có ổ bệnh cũ.

Trà lúa Mùa sớm đang trong giai đoạn phân hóa đòng- ôm đòng; trà chính vụ, muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh – đứng cái, phân hóa đòng. Đây là giai đoạn hết sức mẫn cảm, kết hợp với thời tiết nóng ẩm, có mưa rào và dông có khả năng làm bùng phát bệnh bạc lá gây hại nặng trên lá đòng, ảnh hưởng lớn đến năng suất nếu không có biện pháp phát hiện sớm, phòng trừ kịp thời hiệu quả.

Để thực hiện tốt công tác phòng trừ bệnh bạc lá gây hại trên lúa cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh. Đặc điểm nhận biết bệnh bạc lá như sau:

- Triệu chứng: Bệnh xuất hiện trên phiến lá, đầu tiên thường ở hai bên mép lá phía trên, sau lan dần vào giữa lá. Khi mới xuất hiện, vết bệnh có màu xanh đậm, khi gặp nắng vết bệnh héo đi, tế bào chết dần tạo thành vết dài màu trắng xám, rìa vết bệnh có hình gợn sóng. Khi thời tiết ẩm hay sáng sớm, trên vết bệnh có giọt dịch màu trắng đục, lúc khô có màu vàng hoặc nâu chứa vi khuẩn. Bệnh nặng có thể làm khô cháy toàn bộ phiến lá.        

- Nguyên nhân và quy luật phát sinh, phát triển: Đây là bệnh do vi khuẩn, vi khuẩn xâm nhập vào cây qua các vết thương cơ giới.

Các giống lúa lá to bản, lá mềm, các ruộng bón phân không cân đối thường bị bệnh nặng.

Bệnh thường phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao, khi có mưa gió tạo vết thương cơ giới, nguồn bệnh tồn tại trong hạt giống, trong đất, ký chủ phụ...

2. Rà soát cơ cấu giống lúa, phân vùng giống nhiễm sâu bệnh...

Khu vực gieo cấy các giống dễ bị nhiễm bệnh như: Nhị ưu 838, BC15, TBR 225, TH3-3, TH3-4... cần được kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm, phòng trừ kịp thời.

3. Khi phát hiện bệnh, cần xử lý sớm để tăng hiệu quả phòng trừ và phòng chống lây lan

- Những ruộng bị bệnh cần giữ mực nước từ 3-5cm, tạm dừng bón đạm hoặc phun phân bón lá có chứa đạm hay chất kích thích sinh trưởng.

- Tranh thủ thời tiết thuận lợi, chỉ đạo phun trừ kịp thời bằng một trong các thuốc: Lino Oxto 200WP; Starner  20WP; Norshield  86.2WG; Apolits 20WP, 30WP, 40WP; Aliette 800 WG; Starsuper 10SC, 20SL, 20WP, 21SL, 60WP; Supervery 50WP… hay những thuốc khác có trong danh mục được sử dụng tại Việt Nam có đăng ký trừ đối tượng này. Phun theo hướng dẫn in trên bao bì.

- Đối với những ruộng bệnh nặng cần phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 2-3 ngày, những ruộng phun xong gặp mưa cần tiến hành phun lại.

Hồng Minh - Sở Nông nghiệp và PTNT Hòa Bình

Nguồn:  http://www.khuyennongvn.gov.vn

Minh Tuấn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 872 118 - Fax: (84.064) 3 872 118
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu