Ngày 18/10/2019 xã Hòa Bình được phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp cho 20 bể chứa thuốc BVTV, để người dân bỏ thuốc BVTV sau khi sũ dụng vào bể, hàng năm phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với phòng Tài nguyên Môi trường huyện Xuyên Mộc, chở các vỏ lọ được người dân thải ra các bể chứa.
Như chúng ta đã biết tại ĐBSCL, đi quanh những cánh đồng lúa, vườn cây ăn trái hay các đường dẫn nước vào đồng ruộng dễ dàng bắt gặp rác thải VTNN vứt vung vãi trên bờ lẫn dưới kênh, mương. Bấy lâu nay, nhiều nông dân miền Tây có thói quen sau khi sử dụng các loại VTNN xong rồi vứt bỏ tại chỗ. Rất ít người đưa rác về tập trung một nơi an toàn. Những hành động đó nhiều người nghĩ rằng, chỉ 1 - 2 vỏ chai hay vài túi nilon đựng VTNN… chẳng đáng là gì. Hơn nữa, lúc sử dụng xong ai cũng vứt tại chỗ, mình thu gom chi cho mệt. Nhưng vùng ĐBSCL có biết bao người trồng lúa, vườn cây ăn trái và ai cũng sử dụng phân, thuốc BVTV.
Nếu mỗi người vứt một ít ra môi trường, càng ngày lượng rác sẽ càng nhiều. Trong khi đó, các loại rác thải từ VTNN là những chất khó phân hủy. Khi vứt bừa bãi trên đồng ruộng, nếu bị vùi lấp dưới đất, gây cản trở sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Th.S Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục BVTV An Giang cho biết: Nhằm giúp nông dân giảm chi phí phun thuốc BVTV, tăng lợi nhuận đồng thời tránh sự nhiễm độc, hạn chế ô nhiễm môi trường từ việc giảm vứt rác thải VTNN ra môi trường, lực lượng BVTV đã liên tục tập huấn về việc sử dụng thuốc BVTV theo chương trình IPM, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, “4 đúng”. Điều đó không những tăng lợi nhuận cho nông dân mà còn hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV tối đa, đồng nghĩa lượng rác thải VTNN cũng giảm đi đáng kể.