Mặc dù hóa chất, thực phẩm và các chất gây mùi khác thường bám trong các vật liệu nhựa điều này gây khó khăn trong quá trình tái chế bởi mùi hôi khi xử lý. Tuy nhiên, một quy trình mới có thể tái chế nhựa mà không có mùi của chất liệu.
Nghiên cứu được phát triển bởi bởi giáo sư Andrés Fullana và nhà nghiên cứu Andrea Cabanes đến từ Đại học Alicante (Tây Ban Nha). Kỹ thuật mới này loại bỏ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) và hấp thụ mùi hôi thông qua các hạt Polymer được phát sinh trong quá trình xử lý nhựa. Mà điều này các phương pháp tái chế thông thường không thực hiện được.
Quy trình bắt đầu với các hộp nhựa đã qua sử dụng được phân loại, tách và điều hòa trước, sau đó nghiền thành các hạt nhỏ, rửa sạch bằng hóa chất đặc biệt, rửa sạch và sấy khô. Cuối cùng là bước "chưng cất hơi nước" là quá trình khử mùi thực sự diễn ra.
Phương pháp “chưng cất hơi nước” về cơ bản là khi cho vật liệu qua môi trường nhiệt độ cao, sau đó hơi nước, mùi hôi, các chất khác sẽ ngưng tụ và dễ dàng được tách ra hay loại bỏ đi các yếu tố không cần thiết. Phương pháp này cũng được sử dụng để sản xuất các loại tinh dầu từ thực vật.
Với mục đích tái chế nhựa một cách hiệu quả và thân thiện với môi trường, cũng như giảm sự hiện diện của nhựa trong các bãi chôn lấp, giảm chi phí sản xuất trong các ngành công nghiệp và để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm.
Kỹ thuật U Alicante của các nhà nghiên cứu đã được cấp bằng sáng chế, với năm công ty hiện đang bày tỏ sự quan tâm đến việc thương mại hóa công nghệ.