TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 3/5/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Nông thôn mới
Họat động UBNDNông nghiệpDịch vụ
Nữ công gia chánh
Tin thời sự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Tập huấn giới thiệu trạm khoa học công nghệ

Hình tập huấn

Nông Thôn Mới

Tiếp Xúc Cử Tri

Lượt truy cập: 269671
  CHĂN NUÔI

  QUY TRÌNH PHÒNG BỆNH VÀ TRỊ BỆNH CHO CHIM TRĨ ĐỎ KHOANG CỔ
01/10/2019

Stt

Độ tuổi

Quy trình Phòng bệnh và Trị bệnh

Ghi chú

1

Trứng chim (quả)

Cho ấp sớm tối thiểu sau 5 ngày, Bảo quản nơi thoáng mát

 

2

Chim non GIỐNG mới nở

Sử dụng các loại kháng sinh đặc trị “Ecoli” hoà vào nước uống với liều lượng bằng 2 lần so với hướng dẫn trên bao bì.

(Sử dụng Vime-Coam; Coliquin …)

3

Chim non 1 tuần tuổi

(từ 5 -7 ngày tuổi)

Nhỏ mắt, mũi LẦN 1 bằng Vaccin lasota.

Mỗi con từ 1 – 2 giọt.

4

Chim non 02 tuần tuổi

Dùng Vaccin Gum cho uống

 

 

Chim non 03 tuần tuổi

Nhỏ mắt, mũi LẦN 2 bằng Vaccin lasota.

Mỗi con từ 1 – 2 giọt.

5

Chim nhỡ 01 tháng tuổi

 

 

6

Chim nhỡ 02 tháng tuổi

 

 

7

Chim lớn 03 tháng tuổi

Khi chim ở độ tuổi 2,5 tháng bắt đầu Tiêm chủng NewcastleVaccin TỤ HUYẾT TRÙNG.

Sau đó định kỳ 2,5 – 3 tháng tiêm chủng lại 1 lần.

Tụ huyết trùng xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung nhất vào những lúc giao mùa như từ mùa xuân sang hèthu sang đông ở Miền Bắc. Và từ mùa mưa sang mùa khô (hoặc ngược lại) ở miển Nam. Bệnh có thể lây nhiễm trực tiếp từ gia cầm mắc bệnh sang gia cầm mẫn cảm hoặc qua gián tiếp như dụng cụ chăn nuôi, côn trùng, người chăn nuôi…vv.

Vị trí tiêm : tiêm dưới da vào ức , lườn chim, không tiêm vào bắp chim có thể dẫn đến hiện tượng liệt chim nếu tiêm không đúng kỹ thuật

8

Chim lớn 04 tháng tuổi

9

Chim lớn 05 tháng tuổi

10

Chim hậu bị 06 tháng tuổi

11

Chim hậu bị 07 tháng tuồi

12

Chim bố mẹ (đang đẻ trứng)

Với các dạng cúm gia cầm , tiêm phòng theo lịch cụ thể của từng địa phương

   Kết quả hình ảnh cho chim trĩKết quả hình ảnh cho chim trĩ

TRỊ BỆNH: CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP KHI NUÔI TRĨ ĐỎ

Bệnh tiêu chảy, Ecoli: chủ yếu sảy ra sau quá trình vận chuyển hoặc môi trường nuôi không đảm bảo: Dùng Vaccin đặc trị Ecoli cho gia cầm tiêm hoặc cho uống (liều lượng bằng 2,5 lần hướng dẫn trên bao bì).

1.    Bệnh về đường hô hấp: Biểu hiện: (hen phổi, nấm phổi) Chim có hiện tượng thở khò khè, chảy nước mũi, thở ngáp rồi chết. Nguyên nhân do thay đổi thời tiết, hoặc mật đồ nuôi dày. Cách trị: Dùng thuốc đặc trị hen của gà nhỏ trực tiếp với liều dùng bằng 2 lần hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Điều chỉnh lại mật độ nuôi, vệ sinh chuồng nuôi bằng thuốc khử trùng.

2.    Bệnh đau mắt (sưng mặt): Biểu hiện: Mắt chim có màng đục nhắm lại, 1 trong hai bên má sưng. Chim bị mù dẫn đến không thể tự ăn, uống được mà chết. Cách trị: Dùng thuốc nhỏ mắt của người nhỏ từ 3 – 5 giọt. Kết hợp với tiêm nếu phát hiện trong mắt có giun, sán.

Các bệnh khác: Trong quá trình nuôi chim trĩ thường mắc 1 số bệnh khác ít thấy biểu hiện trên gia cầm thông dụng. Để đảm bảo tỉ lệ nuôi thành công thì khâu vệ sinh chuồng trại là 1 yếu tố rất quan trọng. Đồng thời những cá nhân mới gây nuôi nên đến trực tiếp các trang trại, cá nhân có nhiều năm kinh nghiệm nuôi trĩ để tham khảo học tập kinh nghiệm.

 

Minh Tuấn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 872 118 - Fax: (84.064) 3 872 118
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu