TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 3/5/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 309242
  TÀI LIỆU KHCN

  Những cách làm hay, mô hình sản xuất hiệu quả
09/01/2013

Nuôi lợn rừng mỗi năm cho thu nhập hơn 200 triệu đồng - đó là cách làm hay của gia đình ông Nguyễn Hồng Phước ở xã Đăk Jơta thuộc huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai)... 

* Nuôi lợn rừng mỗi năm cho thu nhập hơn 200 triệu đồng 

Đó là cách làm hay của gia đình ông Nguyễn Hồng Phước ở xã Đăk Jơta thuộc huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai). Hiện nay trong chuồng nhà ông có hơn 100 con lợn rừng lai F1, trong đó có hơn chục con đang trong thời kỳ sinh sản. Năm nào ông cũng cung cấp hàng chục con lợn giống cho các hộ dân trong vùng để nuôi, đồng thời bán ra một lượng lớn lợn thịt cho các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn, thu nhập hơn 200 triệu đồng. 

Năm 2008, mô hình nuôi lợn rừng ở huyện Mang Yang bắt đầu triển khai trong các hộ dân trên địa bàn với phương thức hỗ trợ 60% giá trị con giống, song chẳng ai dám nhận mua giống để phát triển, bởi đây là mô hình còn quá mới mẻ, hơn nữa tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gần như năm nào cũng tái diễn ở nhiều mức độ khác nhau, gây thiệt hại về kinh tế đối với người chăn nuôi. Tuy nhiên, gia đình ông Nguyễn Hồng Phước đã mạnh dạn bỏ ra 15 triệu đồng mua 4 con lợn rừng giống của dự án để nuôi, với hy vọng sẽ phát triển đàn thành công. Trên thửa đất vườn 500m2, ông Phước đã đầu tư xây dựng tường rào bằng thép cao 2m kiên cố để nuôi nhốt theo đặc tính tự nhiên của loại lợn rừng này. Ông tận dụng một số loại sản phẩm cây trồng sẵn có trên địa bàn để làm thức ăn cho lợn rừng như khoai lang, cây chuối, mì lát..., đàn lợn đã mau chóng thích nghi và tăng trọng nhanh. 

Để có được kết quả như ngày hôm nay, ông Phước đã bỏ công sức rất lớn chủ động tìm đến những nơi có nuôi lợn rừng để học tập kỹ thuật phát triển đàn, đúc kết kinh nghiệm từ thực tế để nuôi có hiệu quả. Ông tìm hiểu từ khâu chọn thức ăn cho đàn lợn, đến khâu xây dựng chuồng trại, quan trọng nhất vẫn là khâu chăm sóc cho lợn đến thời kỳ sinh sản. Ông Nguyễn Hồng Phước cho biết: Lợn rừng sinh sản bình quân một năm cho 2 lứa, mỗi lứa từ 10 - 14 con và có giá trị kinh tế rất cao. Cái khó nhất là kỹ thuật chăm sóc cho lợn đẻ, ban đầu chưa có kinh nghiệm nên đàn lợn con đẻ ra bị chết nhiều do nhiễm bệnh. Đặc tính của lợn rừng là đẻ tự nhiên, không cần thiết có sự can thiệp của bàn tay con người như các giống lợn khác; hơn nữa môi trường xung quanh phải sạch sẽ và thoáng mát. 

Thấy gia đình ông Nguyễn Hồng Phước nuôi lợn rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao, tại khu vực trung tâm huyện Mang yang đã có hàng chục hộ đầu tư chăn nuôi lợn rừng, mỗi hộ vài ba con. Tuy còn ở quy mô nhỏ lẻ, song đây là tín hiệu vui, bởi trên địa bàn đã có hướng mở ra nghề chăn nuôi mới, tăng hiệu quả kinh tế và nâng cao chất lượng sản phẩm./. 

 

bannhanong
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu