TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 3/5/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 308263
  TÀI LIỆU KHCN

  Trồng xà lách xoong sạch
17/04/2014
Cải xà lách xoong có nguồn gốc châu Âu, ngày nay được trồng ở phía Tây châu Á và nhiều nước trong vùng nhiệt đới như Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ… và ở phía Bắc Châu Phi.
Xà lách xoong có 2 loại: Xà lách trứng có lá trắng chịu được mưa nắng, cuốn chắc và xà lách li ti có lá xanh, tán lớn, ít cuốn, xốp, chịu úng.

Xà lách xoong rất hợp với nơi nhiều đất bùn, sống dưới nước, độ ngập khoảng 4 – 5cm nơi có dòng nước chảy như ở dưới chân của thác nước, mực nước sâu thì thân cải mọc dài. Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15 – 20 độ C, ở độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển (như vùng Đà Lạt). Độ pH của đất thích hợp nhất là 6-7, xà lách xoong không sống được trong đất phèn, đất mặn hoặc đất cát trong mùa nắng. Cây được trồng quanh năm. Lên liếp chìm, rộng 2 – 2,2m, lối đi giữa liếp rộng 30 – 40cm, cao hơn mặt liếp 10 – 20cm, xung quanh liếp có rãnh thoát nước rộng 10cm, sâu 15cm để giúp thoát nước tốt trong mùa mưa.

Đất trồng phải được phơi khô 1 – 2 tuần để diệt mầm bệnh. Trước khi trồng cho nước vào ngập ruộng, làm cho đất tơi lên bùn, sau đó cấy cải hoặc rải đều lên liếp, đè nhẹ cho ngập nước, ngày hôm sau rút cạn nước cho rau phát triển.

Nếu như trồng bằng cải gốc thì sau thu hoạch cần vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ, vét mương tưới, sửa bờ và rãnh thoát nước. Rải thêm đất mới (đất giàu hữu cơ được phơi khô, đập nhuyễn) lên luống nhằm cung cấp đất cho lứa cải sau phát triển.
Lượng phân sử dụng cho 1.000m2:
- Trồng mới: Super lân (bón lót): 50kg, vôi bột: 50kg, phân chuồng hoai: 500kg
- Trồng bằng cải gốc: Lân vi sinh: 20kg, phân tôm: 30 - 40kg, phân chuồng hoai: 200kg, NPK 16-16-8: 30 - 40kg, phân urê: 4 - 5kg
Cách bón: Bón lót phân lân vi sinh khi vừa thu hoạch xong lứa trước. Sau đó bón thúc lần 1 (10 – 15 ngày sau trồng) phân tôm 10kg + 1/3 lượng phân chuồng. Bón thúc lần 2 sau trồng 17 – 20 ngày với 10kg phân NPK 16-16-8. Lần 3 (24 – 28 ngày sau trồng): Phân tôm 15kg + 1/3 lượng phân chuồng. Lần 4 (30 – 35 ngày sau trồng): NPK 16-16-8 bón từ 12 – 15kg. Lần 5 (37 - 40 ngày sau trồng): Phân tôm 15kg + 1/3 lượng phân chuồng còn lại. Lần 6 (44 - 47 ngày sau trồng): NPK 16-16-8 bón 15kg.
Giữa 2 lần thúc phân có thể bổ sung phân bón lá + 1kg urê.

Lưu ý: Ngừng tưới phân hóa học tối thiểu 7 ngày trước thu hoạch. Cây rất thích độ ẩm cao nên cần nước tưới thường xuyên (tưới sương lên lá nhiều lần trong ngày). Mùa nắng tưới bình quân 1 giờ/lần (10 – 16 lần trong ngày). Ngoài ra cần làm giàn che mát cho xà lách xoong (nên cản bớt 40 – 50% lượng ánh sáng).

PGS - TS Trần Thị Ba

danviet
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu