TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 3/5/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 309058
  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  Thoát nghèo nhờ... vàng trắng
18/12/2012
Những năm gần đây, đồng bào dân tộc ở các xã miền núi của huyện Hiệp Đức, Phước Sơn, Nam Giang và Tây Giang (Quảng Nam) đã thoát nghèo nhờ việc chăm sóc và trồng cây cao su. Vàng trắng của bà con Ông Thái Thuận - Giám đốc Nông trường Cao su Trà Nô (thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam), cho biết: Cây cao su được trồng thử nghiệm ở huyện Hiệp Đức từ năm 1998, sau khi đưa vào khai thác thì cho chất lượng mủ cao su cao hơn so với những nơi khác. Ông Thuận cho biết thêm, hiện nay toàn huyện có 3 nông trường cao su (trực thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam), trong đó tổng diện tích cao su đại điền đã trồng tại huyện Hiệp Đức hơn 2.500ha. Với diện tích cao su lớn này, đơn vị đã giải quyết việc làm cho trên 451 lao động, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm hơn 90%. Thu nhập bình quân từ khâu chăm sóc, lấy mủ cao su của người lao động từ 4 – 11 triệu đồng/người/tháng. Ông Lê Dần - Chủ tịch UBND xã Sông Trà, cho biết: Sông Trà trước đây là xã nghèo nhất nhì của huyện Hiệp Đức với hơn 50% hộ nghèo và cận nghèo (theo chuẩn cũ). Tuy nhiên, những năm gần đây, cây cao su phát triển mạnh đã tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân trên địa bàn, nhờ thế số hộ nghèo của xã (theo chuẩn mới) chỉ còn 320 hộ và chủ yếu rơi vào những gia đình già yếu và neo đơn. Tại huyện Phước Sơn, ông Nguyễn Hoàng- Giám đốc Nông trường Cao su Phước Sơn, cũng cho biết, với hơn 380ha và đã đưa vào khai thác gần 38ha, cây cao su đã giải quyết việc làm cho hơn 131 lao động với mức thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng. Hướng đến làm giàu bền vững Ông Huỳnh Năm - Trưởng phòng NNPTNT huyện Hiệp Đức, chia sẻ, cây cao su không chỉ là “cây thoát nghèo” mà còn là “cây làm giàu” của đại bộ phận người dân Hiệp Đức. Hiện toàn huyện có trên 4.000ha cao su tiểu điền và đại điền. Hiệp Đức phấn đấu từ năm 2012 – 2016 sẽ trồng mới thêm khoản 8.000ha cao su nữa. Huyện đang có chủ trương khuyến khích hỗ trợ kinh phí cho nhân dân để trồng mới cao su. Theo đó, đối với đồng bào dân tộc thiểu số thì hỗ trợ 12 triệu đồng/ha, còn đồng bào Kinh thì hỗ trợ 6 triệu đồng/ha… Ông Huỳnh Năm - Trưởng phòng NNPTNT huyện Hiệp Đức chia sẻ, cây cao su không chỉ là “cây thoát nghèo” mà là “cây làm giàu” của đại bộ phận người dân Hiệp Đức. Đồng quan điểm trên, ông Phan Thái Bình - Phó Bí thư Huyện ủy huyện Hiệp Đức, nhấn mạnh, phát triển cây cao su ở Hiệp Đức là một hướng đi đúng, vì thế trong những năm tới định hướng của huyện là chọn cây cao su là cây kinh tế chủ lực của địa phương. Hiện nay, chủ trương của huyện là tiếp tục hỗ trợ nhân dân đầu tư mở rộng và trồng mới, nhất là trồng mới cao su tiểu điền. Đặc biệt, đầu năm 2013 tới, huyện sẽ tổ chức hội thảo nhằm tìm hướng đi để phát triển nhanh và bềnh vững cho cây cao su.
danviet
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu