TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 3/5/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 308657
  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  Cựu chiến binh làm giàu từ nuôi ong thương phẩm
18/11/2012
“Bán mật ong, sáp ong, phấn hoa và cả sữa ong chúa, trừ chi phí, mỗi năm gia đình tôi đạt lợi nhuận trên 500 triệu đồng,” cựu chiến binh Lê Xuân Sang ở phường Đoàn Kết, thị xã Lai Châu (tỉnh Lai Châu) cho biết về thu nhập mà nghề nuôi ong mang lại. Sau gần chục năm cống hiến sức trẻ bảo vệ Tổ quốc, chàng thanh niên Lê Xuân Sang xuất ngũ trở về địa phương với tinh thần không ngại khó, ngại khổ đã được tôi luyện trong quân đội. Trải qua nhiều ngành nghề, từ nuôi dê, nuôi bò đến thả cá, chăn gia súc nhỏ nhưng không thấy đạt hiệu quả kinh tế, ông đã chuyển hướng làm ăn sang nghề nuôi ong lấy mật. Năm 2003, được sự giúp đỡ về kỹ thuật của đoàn Nông nghiệp Trung ương, ông Sang đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn do Phòng Kinh tế thị xã giúp đỡ để đầu tư nuôi ong. Không dừng lại tại đó, ông Sang còn chủ động tìm hiểu và phát triển giống ong rừng tự nhiên. Do thân thuộc địa bàn nên ông đã không quản khó khăn, xông pha vào những nơi “thâm sơn, cùng cốc” để tìm và bắt loài ong rừng tốt nhất. Tuy nhà ở thị xã nhưng trại nuôi ong lại được ông di chuyển lên xã Mường So thuộc huyện biên giới Phong Thổ. Với ông, di chuyển như thế này nhằm mục đích đảm bảo đủ lượng hoa và dễ dàng chăm sóc đàn ong, ông đã chia số ong ra làm 4 trại tại 4 địa điểm khác nhau. Hỏi về kinh nghiệm nuôi ong, ông Sang cho biết, mùa ong phát triển cao điểm là từ tháng Chín âm lịch đến Tết, từ Tết cho đến tháng Năm âm lịch là mùa mật. Do đó, để nâng cao sản lượng và chất lượng mật ong, mỗi năm phải di chuyển đàn ong đến những vườn cây có nhiều hương hoa từ 5 - 6 lần. “ Một thuận lợi khi phát triển đàn ong đó là nó có thể tự nhân giống tăng đàn. Nuôi ong không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải chịu khó thường xuyên chăm sóc để tăng chất lượng mật và để đàn ong không bỏ đi nơi khác,” ông chia sẻ. Từ 9 đàn ong ngoại và 20 đàn ong nội ban đầu, đến nay gia đình ông Sang đã có trên 430 đàn . Vui mừng hơn khi sản phẩm mật và sữa ong chúa của gia đình đã được thị trường nhiều tỉnh như Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Nội biết đến và đặt hàng. Đặc biệt từ năm 2011, ông đã tiến hành xuất bán 5 tấn mật sang thị trường Đài Loan và Mỹ thông qua Hiệp hội Nuôi ong Trung ương. Đây sẽ là thị trường có tiềm năng và ổn định lâu dài cho những người nuôi ong như ông. Không những làm giàu cho bản thân , mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình ông còn góp phần tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 5 lao động và gần 20 lao động thời vụ. Ông Sang còn nhiệt tình phổ biến kỹ thuật và phương pháp chăm sóc ong cho nhiều hộ gia đình làm theo và phát triển nghề. Từ đây, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, nhiều gia đình thu nhập trên 70 triệu đồng/năm. Với công tác xã hội, ông Sang là cá nhân tiêu biểu trong các hoạt động nghĩa tình, từ thiện trên địa bàn./.
TTXVN
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu