TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 3/5/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 308290
  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  Thực hành quy trình VietGAHP trong chăn nuôi gia cầm
02/08/2011

Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống nông nghiệp. Nó không những cung cấp protein quý giá cho đời sống con người mà còn góp phần to lớn vào thâm canh cây trồng. Trong sự phát triển vượt bậc của cây lúa, cây cà phê, cây cao su, các cây ăn quả khác không thể không nói đến đóng góp của chăn nuôi bởi nó đã cung cấp cho đất trồng một lượng phân hữu cơ quý giá. Theo những nghiên cứu gần đây thì giá trị gia tăng của ngành chăn nuôi trên một đơn vị héc ta là cao hơn so với trồng trọt. Nhiều bằng chứng cho thấy chăn nuôi có thể là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, tăng thu nhập cho các hộ nông dân và có ảnh hưởng ngày càng tăng đến đời sống của các cộng đồng địa phương. Tại nhiều vùng, các sản phẩm cây trồng của nhiều hộ thường không được bán trực tiếp ra thị trường mà là thông qua chăn nuôi để tăng giá trị trước khi bán, Vì thế, thu nhập chăn nuôi đã tạo ra số tiền mặt cần cho tiêu dùng thường ngày của gia đình.

Những năm gần đây chăn nuôi gia cầm, gia súc gặp nhiều khó khăn do giá vật tư, thức ăn chăn nuôi tăng cao, dịch bệnh luôn là mối đe doạ thường xuyên. Làm sao vừa chủ động chăn nuôi có hiệu qủa, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường và có sản phẩm sạch cung cấp cho người tiêu dùng, không để bệnh tật xuất hiện và lây lan đang là vấn đề bức xúc hiện nay của ngành chăn nuôi Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng như cả nước nói chung. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và PTNT Thành Phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với cơ quan phát triển quốc tế Canada tổ chức lớp huấn luyện chăn nuôi gia cầm theo quy trình VietGAHP, an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm.

Quy trình VietGAHP cho chăn nuôi gia cầm ban hành theo quyết định số 1504/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu người chăn nuôi thực hiện những nội dung sau:

Địa điểm nuôi: vị trí xây dựng chuồng trại phải phù hợp với quy định tổng thể của khu vực và địa phương, cách xa đường giao thông, khu dân cư, khu công nghiệp, công sở, trường học, cách xa nguồn nước sinh hoạt, có nguồn nước sạch và đủ dự trữ lượng cho chăn nuôi. Đảm bảo đủ diện tích và điều kiện xử lý chất thải, nước thải theo quy định; bảo đảm diện tích về quy mô chăn nuôi; bố trí khu nuôi đầu hướng gió, có nhà tắm, nhà thay quần áo cho người lao động; khu nuôi tân đáo; khu cách ly, khu xử lý gia cầm ốm, chết, chứa phân, bể, xử lý chất thải bố trí ở cuối hướng gió và cách biệt với khu chăn nuôi chính

Thiết kế chuồng trại, kho, thiết bị chăn nuôi: gia cầm nuôi trên nền có chất độn hoặc trên sàn; nền chuồng không trơn, dễ thoát nước, vững chắc, khô ráo và dễ làm vệ sinh, tiêu độc; mái chuồng có kết cấu 1 hoặc 2 mái, không bị dột, nát; kho chứa thức ăn và nguyên liệu phải bảo đảm thông thoáng, kho phải có bệ kê thức ăn và nguyên liệu không tiếp xúc xuống sàn nhà; thiết bị dụng cụ chứa thức ăn, nước uống, máng ăn, nước uống phải bằng nhựa trơn, không độc; trang bị bảo hộ lao động riêng biệt cho công nhân trại và khách thăm quan; có đèn chiếu sáng hay sưởi ấm phải có mũ chụp, quạt làm thông thoáng đạt ở vị trí hướng gió thổi từ nươi sạch đến nươi bẩn.

Con giống: phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất; chất lượng con giống phải đảm bảo đúng quy trình hiện hành; quản lý con giống phải phù hợp theo quy trình kỹ thuật.

Quản lý nguyên liệu (thức ăn, nước uống và nước vệ sinh): phải đảm bảo chất lượng, có đầy đủ thông tin về số lượng, tên hàng, nguồn gốc, hạn sử dụng...hệ thống nước uống phải đảm bảo nguồn nước sạch, không ô nhiễm, không bị rò rỉ

Quản lý đàn gia cầm; nhập gia cầm vào trại phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vậy, tiêm phòng vaccine; cần phải có khu vực xuất bán gia cầm ở cuối trại và có lối đi riêng để hạn chế lây nhiễm cho toàn đàn.

Quản lý dịch bệnh: lập kế hoạch tiêm phòng vaccine, theo dõi tình hình dịch bệnh, lấy mẫu huyết thanh xét nghiệm....

Bảo quản và sử dụng thuốc thú y: vaccine và một số kháng sinh phải được bảo quản theo hướng dẫn, chỉ dẫn ra sử dụng....

Bảo quản chất thải và bảo vệ môi trường: chất thải rắn được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi tập trung để xử lý, chất thải lỏng phải được thải trực tiếp vào khu xử lý chất thải, không được cho chảy ngang qua các khu chăn nuôi khác hay trưc tiếp ra môi trường; lắp đặt hệ thống phân loại, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt; gia cầm chết do bệnh hoặc không rõ lý do đều không được bán ra ngoài thị trường và không được thải gia cầm chết ra môi trường xung quanh.

Kiểm soát côn trùng loại gặm nhấm và động vật khác: dùng vôi bột hay thuốc sát trùng để kiểm soát côn trùng trong khu vực trại.

Quản lý nhân sự: thực hiện an toàn lao động cho người lao động, tạo điều kiện làm việc phải đảm bảo an toàn, có quần áo bảo hộ, phúc lợi xã hội, tiền lương cho người lao đông. Ghi chép lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm.

Kiểm tra nội bộ: trang trại phải tiến hành kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: tổ chức cá nhân chăn nuôi phải có mẫu đơn khiếu nại khi khách có yêu cầu.

Mật độ: gà thịt nuôi nhốt hoàn toàn 7 con/m2 chuồng nền.

Chuồng trại: áp dụng quy trình kỹ thuật kiểu chuồng kín (chuồng lạnh) có hệ thống quạt thông gió và điều tiết nhiệt độ, ẩm độ; hoặc kiểu chuồng hở thông thoáng tự nhiên. Chuồng trại trước khi vào giống để chuồng thời gian tối thiểu là 15-20 ngày và phải tiêu độc khử trùng bằng thuốc sát trùng (Foocmol 0,2%, Virkon.) nền, tường, trần xung quanh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, phương tiện vận chuyển; phát quang cây cối xung quanh chuồng trại, dùng trấu làm chất độn chuồng (trấu phải được phơi khô, khử trùng bằng Foocmol 2% trước khi đưa vào chuồng nuôi 5-7 ngày)

Quy trình sử dụng thức ăn của gà thịt, gà đẻ với lượng thức ăn cho từng giai đoạn theo mức độ tăng dần tương ứng với trọng lượng của gà. trong quá trình chăn nuôi, các giải pháp thú y phòng bệnh và an toàn sinh học như: kiểm soát chặt chẽ con giống, có giấy kiểm định động vật, tiêm phòng vaccine đảm bảo con giống đưa vào sản xuất khoẻ mạnh; theo dõi và xử lý kịp thời những tác động tới môi trường làm giảm mức ô nhiễm môi trường và thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh, hạn chế sử dụng kháng sinh, dừng kháng sinh trươc khi bàn 10-15 ngày; Dùng vôi bột, thuốc sát trùng ChloraminB, Foocmol 2%, Vickon định kỳ 4-7 ngày 1 lần khử trùng tiêu độc chuồng trại. Ứng dụng công nghệ EM, hầm Biogas trong chăn nuôi. Ngoài ra, nông dân phải ghi chép, kiểm tra, giải quyết khiếu nại…

Để đảm bảo chăn nuôi thành công và mang lại hiệu quả cao, bà con chăn nuôi nên tuân thủ đúng theo qui trình kỹ thuật, khắc phục những nhược điểm trên từng mô hình của gia đình mình. Đồng thời, khuyến cáo và nhắc nhở những hộ chăn nuôi lân cận áp dụng đúng qui trình kỹ thuật để cùng nhau chăn nuôi mang lại hiệu quả hơn.

Đây là hướng đi mới, có hiệu qủa có thể áp dụng dụng rộng rãi cho người nông dân chăn nuôi toàn trong điều kiện dịch bệnh ngày càng phức tạp và nguy hiểm như hiện nay.

 

Khuyến nông VN
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu