TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 3/5/2024
Tổng quan về phường
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Lượt truy cập: 308375
  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  Nghiên cứu phát hiện những tổ hợp ghép xoài cát Hòa Lộc, cát chu chịu mặn
02/01/2016

Các loại xoài thơm, châu hạng võ, ghép xanh, canh nông, 13-1 được đánh giá là những giống có khả năng chống chịu mặn tốt ở nồng độ mặn (NaCl) 13‰ sau 60 ngày xử lý mặn. Sử dụng các giống xoài nói trên làm gốc ghép để ghép lên mắt/đoạn cành xoài cát Hòa Lộc, cát chu (đã qua tuyển chọn) sẽ cho những tổ hợp giống xoài cát Hòa Lộc, cát chu, trồng được trên đất bị nhiễm mặn. Đây là kết quả đề tài nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Thơ, Võ Văn Trọn, Võ Hữu Thoại, Nguyễn Vũ Sơn, Trần Nguyễn Liên Minh và Nguyễn Minh Châu (Viện cây ăn quả miền Nam - Sofri).


Để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long, việc tìm kiếm giống xoài và tổ hợp ghép với xoài cát Hòa Lộc, cát chu có thể chống chịu mặn để phát triển ngành trồng xoài là hết sức cần thiết.

Trên cơ sở đánh giá xoài trong sản xuất ở vùng mặn, nhóm nghiên cứu đã thu hoạch hạt giống của 8 giống xoài địa phương và nhập nội, gieo trồng tạo gốc ghép. Kế là ghép mắt xoài cát Hòa Lộc, cát chu lên các gốc ghép.

Khi cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn thì mang trồng trong nhà lưới có nhiệt độ trung bình biến thiên 25 - 32oC, độ ẩm 82 - 84%.

Tuy cần thêm thời gian và sự đánh giá các giai đoạn xây dựng cơ bản và kinh tế để có kết luận về các tổ hợp gốc + mắt ghép nhưng kết quả ban đầu mở ra khả năng phát triển xoài trên vùng nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

bao khoa hoc pho thong
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân phường Kim Dinh, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 820 632 - Fax: (84.064) 3 820 632
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu