TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Tư, 1/5/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHọat động UBND
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Lượt truy cập: 219714
  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  Tác hại của bia rượu đến sức khỏe người dân Việt Nam
18/10/2011

1/ Tình Hình Chung:
Hiện nay Việt Nam đang là một trong những nước có nền kinh tế đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khi mà đất nước muốn phát triển thì trước hết đời sống vật chất, tinh thần của người dân phải được ổn định nên hàng năm Chính phủ đã trích một khoảng không nhỏ từ ngân sách nhà nước vào chăm lo an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng…Nhưng với tình hình uống rượu bia của một bộ phận lớn người dân Việt Nam hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước mà còn vô số những thiệt hại do rượu bia gây ra như: tai nạn giao thông, gây mất trật tự công cộng, ngộ độc rượu mà dẫn đến tử vong…. mà quan trọng hơn hết là đã lấy đi một phần sức khỏe của người dân làm ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình và gây ra không biết bao tệ nạn xã hội có ảnh hưởng từ bia rượu mà ra.

Bia rượu là một phần trong văn hóa của chúng ta. Rượu là một thức uống được loài người phát hiện từ thời hồng hoang, từ sự lên men tự nhiên của một số trái cây chín và sau đó là các loại đường và tinh bột ngũ cốc. Ngày nay, rượu và bia trở thành một thức uống phổ biến trên thế giới, đặc biệt trong các dịp lễ Tết, các tiệc vui. Hầu hết nam giới đều uống bia, rượu dù ít hay nhiều vì mục đích giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, nhiều người lại uống nhiều bia rượu thường xuyên, việc này làm tổn hại đến sức khỏe của họ, ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như gan, dạ dày… và còn có khả năng cao mắc các bệnh về gan, tim mạch, thần kinh, tiểu đường, tăng huyết áp, đột quỵ … Lạm dụng bia rượu không chỉ gây hậu quả cho bản thân những người uống rượu, gia đình họ mà còn để lại nhiều hậu quả cho xã hội. Từ đó, những vùng nông thôn đa số người dân sống bằng nghề làm rẫy, làm thuê…nên rượu bia không chỉ tác hại đến sức khỏe của họ mà còn kiềm chế sự phát triển của địa phương, tiêu hao đi một khoảng kinh phí trong việc chi tiêu hộ gia đình nên em quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Tác hại của bia rượu đến sức khỏe người dân nông thôn hiện nay”.

2/ Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung:

Đề tài đánh giá những tổn hại từ bia rượu đến sức khỏe của người dân hiện nay, để từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm ngăn chặn tình trạng uống bia rượu ở địa phương.

 Mục tiêu cụ thể:

- Thực trạng uống bia rượu của người dân hiện nay.

- Những tác hại của bia rượu đến sức khỏe người dân.

- Đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng uống bia rượu của người dân.

 

3/ Thực trạng uống bia rượu của người dân:

Bia rượu ở khắp hang cùng ngõ hẻm, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tuổi tác, thành phần xuất thân và cả giới tính. Nó chỉ thiếu (hay đúng hơn là có mà không thích hợp) các địa điểm văn hóa, giải trí lành mạnh; lễ hội (chưa kể hội hè do dân tự nghĩ ra) ngày càng nhiều (đa số là na ná giống nhau) và dĩ nhiên không thể thiếu bia rượu.

Một điều đặc biệt là VN là một nước Á Đông nên người dân tổ chức và hưởng ứng mọi hoạt động, lễ nghi của phương đông (Tết Nguyên đán, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, đám cưới, đám giỗ, thôi nôi, đầy tháng, tân gia, lên chức, lên lương...), nay VN mở cửa hội nhập với quốc tế nên nhiều lễ hội phương Tây cũng chơi nốt (tết Tây, Valentine, Ngày Halloween...). Và cứ ngày lễ là kéo nhau đi nhậu! Thời buổi giá cả nhảy múa thế này, nhưng mỗi tháng cũng nhậu ít nhất 4-5 đám cưới, có tuần nhận 4 thiệp cưới, người cứ như ngồi đống lửa, đi thì không thể, ở cũng không xong. Và nếu đến đó chỉ có thi nhau... nốc bia thôi.

Theo ông Michel de Carvalho, chủ sở hữu thương hiệu bia Heineken trong buổi giới thiệu hoạt động trách nhiệm xã hội của Công ty TNHH nhà máy bia VN (VBL) tại TP.HCM vào giữa tháng 5-2011,  đã tỏ ra ngạc nhiên về tốc độ tiêu thụ nhãn hiệu bia này tại VN. Trong năm 2010 người Việt đã uống hơn 200 triệu lít bia nhãn hiệu này, chỉ sau Mỹ, Pháp trong danh sách 170 thị trường trên thế giới mà dòng bia này có mặt.

Ông Michel de Carvalho dự báo đến năm 2012 VN sẽ chiếm vị trí thứ hai của Pháp để trở thành thị trường tiêu thụ quan trọng của Heineken, chỉ xếp sau Mỹ. Và khả năng đến năm 2015 VN sẽ trở thành thị trường tiêu thụ bia Heineken... lớn nhất thế giới! Theo ông Carvalho, tốc độ tăng trưởng bia thương hiệu này ở thị trường VN luôn là một thí dụ mà ông hay kể khi đến các thị trường khác.

Trong khi đó, doanh nghiệp đang làm chủ một loạt thương hiệu bia nội địa nổi tiếng hiện là Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) với các nhãn hàng “333”, “Sài Gòn xanh”, “Sài Gòn đỏ”, “Saigon Special”... còn tỏ ra “vượt trội” hơn cả VBL, bởi vào gần cuối năm 2010 Sabeco đã đánh dấu cột mốc tiêu thụ 1 tỉ lít bia các loại. Và “kết sổ” năm 2010 doanh nghiệp này tiêu thụ tổng cộng 1,088 tỉ lít bia các loại, bằng 109% kế hoạch và tăng 21% so với cùng kỳ năm 2009. Năm 2011, doanh nghiệp này cũng không ngại ngần đặt mục tiêu tiêu thụ 1,3 tỉ lít bia và dự kiến đạt mốc 2 tỉ lít bia trong năm 2015 vì tốc độ tiêu thụ bia tại thị trường VN “chỉ thấy tăng chứ không bao giờ thấy giảm, bất kể tình hình kinh tế có khó khăn cỡ nào”.

Do người dân tiêu thụ một lượng bia, rượu khổng lồ nên hàng loạt các cơ sở sảnh xuất, kinh doanh mộc ra hàng loạt với công suất hoạt động cao nhất. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch - đầu tư, bốn tháng đầu năm 2011 các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất 714,6 triệu lít bia các loại, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng ngành bia tại VN, theo thống kê của các công ty nghiên cứu thị trường, ước đạt 15%/năm. VN có khoảng 350 cơ sở sản xuất bia có trụ sở ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước và tiếp tục tăng về số lượng. Trong số này, có hơn 20 nhà máy đạt công suất trên 20 triệu lít/năm, 15 nhà máy có công suất lớn hơn 15 triệu lít/năm, và có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm.

 4/ Tác hại của bia rượu đến sức khỏe người dân:

Việc dùng bia rượu trong ba ngày xuân đã thành phong tục, rượu đã thành rượu lễ, rượu nghĩa. Cúng tế trời đất, thánh thần, tổ tiên, ông bà đều có dâng rượu ( hiến tửu), cưới hỏi là việc quan trọng cả họ tộc và cả đời người cũng có dâng rượu ông bà, cha mẹ và đãi rượu họ hàng, tang ma người thân tuy không phải vui sướng gì cũng phải có rượu cúng và rượu mời khách đến dự đám tang, thi đỗ, thăng chức, lên lão, mừng thọ, sinh con cũng đều có rượu; thậm chí cũng còn có chén rượu tiễn đưa khi biệt ly và uống rượu tẩy trần khi hội ngộ… Nên uống rượu đã thành như một nét  văn hóa trong cuộc sống người Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nói là “rượu lễ, rượu nghĩa” thì đã hàm ý việc uống rượu phải có nghi thức, có phép tắc và uống rượu chỉ trong chừng mực. Uống rượu vui để lấy khí thế tiếp tục vươn lên hoặc uống rượu giải sầu để tan đi nỗi niềm rồi khắc phục mà phấn đấu vượt qua chướng ngại. Còn việc mượn chén quá đà, thì rượu không còn nằm trong ý nghĩa của việc lễ nghĩa nữa mà rượu đã trở thành chất độc tàn phá cơ thể, ý chí con người, làm suy sụp gia đình và có khi ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Ngày xưa thực dân Pháp cũng đã từng đầu độc dân tộc ta bằng việc giao chỉ tiêu mua  rượu Công xi của Pháp cho mỗi làng xã địa phương ép dân phải mua rượu, uống rượu để quên khổ và quên nỗi buồn “mất nước”. Những tác hại của việc lạm dụng rượu quá lớn và hậu quả kéo dài. Ở nước ta trong những năm 1986 -1990 Thủ tướng Chính phủ cũng đã từng cấm tiếp khách bằng bia rượu. Ngay bây giờ, chính tổng thống Nga Medvedep cũng đang lên tiếng chống lại thói tục uống quá nhiều rượu của dân Nga và kêu gọi nhân dân giảm uống rượu để bảo vệ sức khỏe và xây dựng đất nước.

Khi bia, rượu vào trong cơ thể : 100% lượng bia, rượu uống vào bụng đều sẽ hấp thu hết vào máu, lượng bia rượu này sẽ thải qua phổi và qua thận chỉ khoảng 5%, phần còn lại sau một thời gian tích lũy ở trong máu và các bộ phận cơ thể sẽ được gan chuyển hóa dần, sau cùng thành nước, khí carbonic (CO2) và mỗi gam rượu cho ra 7 Kcalori năng lượng. Rượu được hấp thu ngay từ ly đầu tiên khi vào đến bao tử và đi thẳng vào máu, chỉ khoảng 30ph – 1 giờ nồng độ rượu đã đạt đến đỉnh. Sau đó lượng rượu được hấp thu chậm dần vì phải đợi cơ thể chuyển hóa dần lượng rượu trong máu. Dù ta uống rượu vào cơ thể nhiều hay ít thì cơ thể cũng chỉ chuyển hóa một mức nhất định, gọi là "hệ số oxy hóa rượu". Trong khi chờ đợi chuyển hóa, rượu theo máu đến gần hết các cơ quan với mức độ khác nhau, so với tỉ lệ nồng độ rượu trong máu là 100% thì rượu ở Não chứa 80%, ở Thận chứa 75%, ở các Cơ chứa 63%, riêng Gan chứa 62% vì lúc đó gan đang chuyển hóa rượu.

    - Hệ thần kinh là tổ chức chịu đựng rất nặng nề và có biểu hiện sớm nhất. Rượu làm giãn mạch máu não, tăng khối lượng não tạo ra giai đoạn đầu là kích thích nên nói nhiều, nói lưu loát và có vẻ như sáng ra. Bước tiếp theo là rượu làm sự ức chế lan rộng khắp, đến vùng tiểu não làm cho mất thăng bằng, giảm phản xạ nên dễ bị tai nạn giao thông khi lái xe; ức chế lan rộng đến các trung khu khác làm giảm nhịp thở, giảm nhịp tim, hạ thân nhiệt, nếu thấy bệnh nhân thở hổn hển là có tình trạng thiếu Oxy… Những người cao huyết áp uống rượu dễ có nguy cơ tai biến mạch máu não hơn người không cao huyết áp.

    - Trên đường tiêu hóa: khi nhấp ngụm rượu đầu vào miệng, nước bọt ứa ra và dạ dày cũng tăng tiết dịch vị để pha loãng sự cay nồng của rượu, đồng thời kích thích cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng. Nhưng nếu uống nhiều và thường xuyên, dịch dạ dày chỉ tiết nhiều chất nhờn mà không tiết ra a-xít chlorhydric, làm giảm khả năng tiêu hóa của dạ dày, rượu kích thích gây viêm dạ dày nên có cảm giác biếng ăn, đầy hơi. Hệ thống ruột, tuyến tụy bị tác động của rượu làm xơ hóa giảm tiết nhiều loại men tiêu hóa nên việc tiêu hóa hấp thu chất bổ dưỡng khó khăn hơn nhiều, dễ dẫn đến viêm đại tràng mãn tính, tiểu đường và táo bón và dễ mắc bệnh trĩ.

    - Đối với hệ thống đường hô hấp: rượu khi uống vào và thải ra qua đường hô hấp đều gây tổn hại đường hô hấp: làm viêm dây thanh quản làm cho giọng nói khàn đục, các túi phổi (phế nang) thấm rượu mất tính đàn hồi co giãn để trao đổi khí. Chất nhầy nhớt xuất tiết bị tích chứa ở các túi phổi bị giãn làm cản trở lưu thông khí, gây bệnh giãn phế nang, viêm phế quản mãn tính, xơ hóa phổi. Nhiều người nghiện rượu sớm mai thường ho khạc rất nhiều đờm dãi là vì vậy. Do đó người nghiện rượu rất dễ bị viêm phổi nếu sau uống rượu lại đi hoặc ngủ nơi có gió lạnh. Ngoài ra nếu nghiện rượu nặng làm suy giảm sức khỏe, kém ăn, giảm sức đề kháng dễ mắc bệnh lao phổi.

    - Đối với mạch máu và tim: rượu vào làm giãn mạch máu ở da nhưng lại gây co mạch ở các phủ tạng sâu khác làm tăng huyết áp. Trong điều kiện sống như nhau nếu người uống rượu sẽ có nguy cơ cao huyết áp hơn người không uống rượu gấp 3-4 lần. Rượu thấm vào hồng cầu làm cho hồng cầu trương nở làm chậm dòng máu lưu thông nên dễ xảy ra thiếu máu cơ tim. Vì vậy nhiều trường hợp có bệnh cao huyết áp hoặc có bệnh  tim mạch bị tử vong đột ngột sau uống rượu.

    - Đối với Gan: như đã nói 90% lượng rượu hấp thu vào máu được chuyển hóa ở gan nên là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nhất của việc uống rượu. Uống rượu thường xuyên sẽ làm tế bào gan bị thoái hóa mỡ và hoại tử, thay thế bằng các tế bào xơ, khi số lượng tế bào gan còn khoảng 20% thì sẽ xuất hiện tình trạng xơ gan cùng triệu chứng suy gan và khả năng tái tạo tế bào gan sẽ không hồi phục được nữa. Nhiều người uống rượu lại uống thêm thuốc Paracetamol để giải rượu thì rất là nguy hại. Để chuyển hóa Paracetamol thì cần một loại protein là Glutathion mà protein này gan lại cũng cần để chuyển hóa rượu nên gây thiếu Glutathion và làm tích lũy rượu lâu hơn trong cơ thể thì càng gây hại.

 

 

5/ Giải pháp:

Các quốc gia trên thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để ngăn chặn, phòng ngừa nạn uống rượu và giải quyết những hậu quả có thể xảy ra sau các trận nhậu.

Cơ quan pháp lý nên tăng cường nhiều biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt và các chiến dịch tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về tác hại của việc lái xe trong tình trạng say rượu.

Cảnh sát thường xuyên kiểm tra nồng độ rượu của các lái xe ô tô và mô tô tại những khu vực tập trung đông dân cư. Trường hợp nào vi phạm từ 2 lần trở lên, tuỳ theo nồng độ rượu đo được, cảnh sát sẽ tiến hành xử phạt hành chính hoặc tịch thu bằng lái. Nên treo những băng ron, khẩu hiệu nhắc nhở các tay lái như: “Trước khi uống rượu hãy nghĩ đến lúc lái xe, sau khi uống rượu hãy nhớ về gia đình”…

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng ngoài các biện pháp như phổ biến, giáo dục, tuyên truyền về hậu quả của việc lạm dụng và nghiện rượu, tăng cường kiểm soát việc sử dụng rượu bằng pháp luật, khuyến khích và hỗ trợ cai nghiện rượu…, cần phát động một cuộc “cách mạng gia đình” để gia đình nhìn nhận lại vai trò của mình trong việc quản lý và giáo dục trẻ em. Chính cha mẹ và người thân phải dựa vào sự gần gũi và tình cảm ruột thịt của mình để định hướng đường đi cho thanh thiếu niên khỏi sa vào nghiện rượu.

Khuyến cáo mọi người dân khi dùng bia rượu nên chỉ dùng ở một giới hạn cho phép, chớ lạm dụng quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Uống các loại thuốc bổ trợ cho lá gan, giúp gan có thể giải bớt độc tố từ bi rượu gây ra.

Nên có những biện pháp khắc khe hơn đối với người điều khiển xe gắn máy, xe  ô tô có nồng độ cồn vượt mức cho phép, gây ra tai nạn giao thông.

 6/ Kết luận

Tình trạng lạm dụng rượu, bia trong cộng đồng ngày càng tăng, dẫn đến hệ lụy “bào mòn” sức khỏe, tai nạn giao thông, tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội. Từ nông thôn đến thị thành, uống bia rượu đã trở thành một hoạt động cuối ngày của mọi người, trong tất cả các buổi tiệc, bất kể cả nam giới hay nữ giới đều dùng bia rượu. Hoạt động này đã trở thành hiển nhiên với rất nhiều người trong các mối quan hệ xã hội, thậm chí đối với cả những người không tham gia uống nhưng trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng của nó, đó là các người mẹ, người vợ. Nhưng đều quan trọng là người dùng bia rượu dù biết những tác hại của nó sau khi uống nhưng người ta vẫn vô tư dùng với một số lượng lớn, từ đó gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Không những vậy đa số các vụ tai nạn gia thông, tệ nạn xã hội xuất phát từ bia rượu ngày càng được gia tăng làm ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội. Hiện nay nhà nước ta chưa có một biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn tình trạng uống bi rượu hiện nay vì cấm không được. Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách phòng, chống tác hại lạm dụng rượu, bia song vẫn đang tồn tại nhiều khoảng trống. Cụ thể, hiệu lực thực thi của các chính sách tác động đến sản xuất và kinh doanh rượu, bia rất thấp. Việt Nam chưa có quy định phù hợp trong việc đưa hình ảnh sử dụng rượu, bia trên các phương tiện truyền thông.

Để thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe nhân dân của Chính phủ từ nay đến cuối năm 2011, chúng ta cùng hưởng ứng: xây dựng làng văn hóa - sức khỏe, tăng cường luyện tập thể dục, thể thao, xây dựng nếp sống có lợi cho sức khỏe, bảo đảm an toàn cộng đồng; hạn chế lối sống và các thói quen gây tác hại đối với sức khỏe như uống rượu bia, hút lá không chấp hành an toàn lao động và an toàn giao thông.

 Tài liệu tham khảo

 -          Báo sức khỏe và gia đình.

-          Trang điện tử về bia rượu và sức khỏe người dân.

-          Báo Thanh niên

 

Đoàn Thanh Niên xã Long Phước
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Long Phước, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 825 504 - Fax: (84.064) 3 825
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu