Báo cáo kết quả thực hiện công tác CCHC hàng quý, 06 tháng, năm
(Kèm theo Kế hoạch số /UBND-VP ngày tháng 11 năm 2017
của UBND xã Tóc Tiên)
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH.
1. Về kế hoạch cải cách hành chính
- Việc xây dựng và ban hành kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo hướng dẫn của UBND huyện (nêu số, ký hiệu, ngày tháng ban hành văn bản).
- Kết quả triển khai thực hiện kế hoạch CCHC, nêu rõ mức độ hoàn thành trong việc thực hiện các nội dung của kế hoạch (tổng số nhiệm vụ, số nhiệm vụ hoàn thành trong năm, số nhiệm vụ chưa hoàn thành và nguyên nhân).
2. Về tổ chức chỉ đạo, điều hành CCHC
- Việc ban hành các văn bản chỉ đạo (hoặc tham mưu chỉ đạo), điều hành về CCHC trong quá trình thực hiện công việc tại các cơ quan, đơn vị, địa phương (tổng số văn bản, nội dung văn bản ban hành liên quan đến công tác CCHC).
- Việc tổ chức các cuộc hội nghị, họp giao ban, quán triệt về công tác CCHC (tổng số hội nghị, giao ban).
- Công tác thi đua, khen thưởng gắn với việc thực hiện nhiệm vụ CCHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương (nêu rõ số lượng đơn vị, cá nhân được khen thưởng hoặc bị kỷ luật).
- Những sáng kiến trong triển khai công tác CCHC (nêu số lượng, nội dung sáng kiến).
3. Về kiểm tra CCHC
- Việc ban hành kế hoạch kiểm tra (tự kiểm tra) CCHC hàng năm đối với các cơ quan, đơn vị cơ sở trực thuộc (nêu số, ký hiệu, ngày tháng ban hành văn bản).
- Kết quả thực hiện, trong đó nêu rõ số đơn vị được kiểm tra, việc xử lý các vấn đề đặt ra sau khi tiến hành kiểm tra (tổng số đơn vị dự kiến kiểm tra trong kế hoạch, số đơn vị kiểm tra thực tế, số vấn đề, kiến nghị đặt ra, số kiến nghị đã xử lý).
4. Về công tác tuyên truyền CCHC
- Việc xây dựng và ban hành kế hoạch tuyên truyền CCHC (nêu số, ký hiệu, ngày tháng ban hành văn bản).
- Kết quả thực hiện kế hoạch tuyên truyền, trong đó nêu rõ mức độ hoàn thành so với kế hoạch (tổng số nhiệm vụ, số nhiệm vụ hoàn thành trong năm).
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CCHC
1. Cải cách thể chế
a) Xây dựng và ban hành các văn bản QPPL của cơ quan, đơn vị, địa phương: Tình hình triển khai và kết quả xây dựng văn bản QPPL của cơ quan, đơn vị, địa phương. Trong đó nêu rõ việc tuân thủ quy trình, thủ tục xây dựng văn bản QPPL theo quy định, chất lượng văn bản được ban hành.
b) Rà soát văn bản QPPL của cơ quan, đơn vị, địa phương: Tình hình triển khai và xây dựng Kế hoạch rà soát các văn bản QPPL do cơ quan, đơn vị, địa phương ban hành, kết quả xử lý các vấn đề phát hiện trong quá trình rà soát (nêu số, ký hiệu, ngày tháng ban hành văn bản, số văn bản QPPL sửa đổi, bãi bỏ, đề nghị cấp trên sửa đổi hoặc bãi bỏ, ban hành mới hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành).
c) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản QPPL tại cơ quan, đơn vị, địa phương:
- Tình hình triển khai thực hiện các văn bản QPPL tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, nêu rõ số văn bản QPPL phải triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương, số văn bản QPPL đã được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng quy định.
- Tình hình kiểm tra việc thực hiện các văn bản QPPL tại cơ quan, đơn vị, địa phương, nêu rõ số văn bản QPPL được kiểm tra thực hiện so với tổng số văn bản QPPL hiện hành, xử lý các vấn đề phát hiện qua kiểm tra.
2. Cải cách TTHC
a) Kiểm soát TTHC: Kiểm soát việc chấp hành các quy định về TTHC thuộc thẩm quyền của cơ quan, đơn vị, địa phương (có tự đặt thêm thủ tục, giấy tờ ngoài quy định, việc chấp hành về quy trình, thời gian giải quyết TTHC theo quy định).
b) Về rà soát, đánh giá và thực hiện các quy định về đơn giản hóa TTHC.
- Việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính phải theo quy định tại Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC.
- Việc thực hiện các phương án đơn giản hóa TTHC theo quy định của Chính phủ, trong đó nêu rõ kết quả sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ thủ tục hành chính và các quy định liên quan đến TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Việc công bố, cập nhật TTHC (nêu rõ số lượng, nội dung chi tiết).
- Việc cắt thời gian giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết.
- Kết quả thực hiện tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương.
c) Về công khai TTHC: Tình hình công khai TTHC theo quy định tại Bộ phận một cửa (hoặc tại phòng chuyên môn), trên Trang thông tin điện tử và các hình thức công khai khác.
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
a) Rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế của các cơ quan, đơn vị, địa phương: Nêu rõ tình hình thực hiện rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Qua rà soát, cần đánh giá được các vấn đề sau:
- Tình hình triển khai các quy định của Trung ương, UBND tỉnh về tổ chức bộ máy. Trong đó nêu rõ thời gian triển khai và mức độ tuân thủ quy định về tổ chức bộ máy tại các văn bản QPPL.
- Tình hình tổ chức thực hiện và mức độ chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc.
- Tình hình quản lý biên chế của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Số lượng hợp đồng lao động làm nhiệm vụ chuyên môn tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Tình hình triển khai thực hiện quy chế làm việc của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
b) Về kiểm tra, tự kiểm tra, đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương: Việc ban hành kế hoạch kiểm tra, kết quả thực hiện (nêu số, ký hiệu, ngày tháng ban hành văn bản, tổng số đơn vị dự kiến kiểm tra trong kế hoạch, số đơn vị kiểm tra thực tế, số vấn đề, kiến nghị đặt ra, số kiến nghị đã xử lý).
c) Về thực hiện phân cấp quản lý: Nêu rõ tình hình thực hiện các quy định phân cấp, ủy quyền tại cơ quan, đơn vị, địa phương, việc kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ đối với nhiệm vụ đã được phân cấp, ủy quyền.
d) Nhận xét, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương
4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC:
a) Xác định vị trí việc làm và cơ cấu CCVC, tinh giản biên chế:
Việc xây dựng và hoàn thiện bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm tại cơ quan, đơn vị. Việc sắp xếp, bố trí cơ cấu CCVC theo vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị, địa phương; việc tuyển dụng CCVC theo vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Việc thực hiện tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị; Việc thực hiện chế độ chính sách tinh giản biên chế sau khi có Quyết định của UBND tỉnh.
b) Thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị trên thực tế, nêu rõ số lượng (hoặc tỷ lệ %) công chức đạt chuẩn theo quy định, số lượng (hoặc tỷ lệ %) số cán bộ, công chức được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hoặc tập huấn trong năm.
c) Thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Đánh giá tình hình thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị, địa phương. Kết quả thực hiện các quy định về tuyển dụng và các quy định về sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng và các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức.
d) Về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC:Việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC của các cơ quan, đơn vị, địa phương đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm tại cơ quan, đơn vị. Trong đó nêu rõ kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC được phê duyệt.
5. Cải cách tài chính công
a) Về thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ: Nêu cụ thể tình hình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ; ban hành quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế quản lý tài sản công; mức tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
b) Về thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ:
Nêu cụ thể tình hình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Trong đó thống kê số đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thực hiện cơ chế tự chủ; số đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công, số đơn vị sự nghiệp công trực thuộc có ban hành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao làm căn cứ chi trả thu nhập cho người lao động; số đơn vị sự nghiệp trực thuộc đủ điều kiện vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp.
c) Về thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ: Nêu cụ thể tình hình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP. Trong đó, thống kê số tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc được phê duyệt đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động; số tổ chức ban hành quy chế chi tiêu nội bộ; số tổ chức ban hành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao để làm căn cứ chi trả thu nhập cho người lao động.
d) Về triển khai thực hiện xã hội hóa đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
6. Hiện đại hóa hành chính
a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương:
- Tình hình triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Trong đó nêu rõ việc ứng dụng phần mềm quản lý văn bản, sử dụng mạng nội bộ trong trao đổi công việc; việc thực hiện chữ ký số; phần mềm một cửa; tỷ lệ cán bộ công chức sử dụng thư điện tử trong trao đổi công việc của cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Tình hình triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Trong đó, thống kê số lượng TTHC được cung cấp trực tuyến ở các mức độ 3, mức độ 4.
- Việc duy trì vận hành Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương (cập nhật TTHC, tin tức hoạt động, các văn bản chuyên ngành…).
b) Về áp dụng ISO trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương:
Tình hình triển khai thực hiện, công bố và duy trì hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị, thực hiện đúng quy định ISO trong hoạt động.
7. Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
Tình hình triển khai và kết quả thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, trong đó cần nêu rõ:
- Tình hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
- Số TTHC giải quyết theo cơ chế một cửa so với tổng số TTHC của cơ quan, đơn vị.
- Số TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông.
- Việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch khảo sát sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp về sự phục vụ của cơ quan nhà nước.
- Việc vận hành phần mềm một cửa, việc cập nhật TTHC, tiếp nhận hồ sơ trên phần mềm một cửa và số lượng hồ sơ giải quyết, tỷ lệ đúng hạn, trễ hạn, nguyên nhân, số lượng văn bản xin lỗi đối với hồ sơ trễ hạn; Đối với TTHC thực hiện cung cấp dịch vụ công mức độ 3,4: báo cáo số lượng tiếp nhận và giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ tiếp nhận và giải quyết tại các TTHC cung cấp dịch vụ công mức độ 3,4.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những ưu điểm
2. Những tồn tại, hạn chế trong thực hiện CCHC
III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CCHC
Nêu khái quát phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác CCHC của cơ quan, đơn vị, địa phương trong thời gian tới (quý, 6 tháng, năm).
IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Nêu những kiến nghị, đề xuất đối với các Bộ, Ngành Trung ương và UBND tỉnh để công tác CCHC trong giai đoạn tới đạt kết quả, hiệu quả cao hơn.