TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Thủ tục hành chính
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 167105

  GƯƠNG LÀM KINH TẾ GIỎI

  Khởi nghiệp: Bơ Thái Dương – Thương hiệu mới cho nông sản BRVT
04/03/2018

Bơ sáp Thái Dương trái thon dài, hạt nhỏ, cơm vàng, mịn, béo ngậy… đã đặt chân được vào nhiều cửa hàng, siêu thị tại BR-VT và các tỉnh thành lân cận. Nhưng ít ai biết rằng, loại bơ sáp này mới chỉ cấy ghép thành công từ 7 năm nay bởi một “kỹ sư tay ngang”, ở một vùng đất từ trước đến nay chưa từng nổi tiếng với các loại cây ăn quả - xã Xà Bang, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu). Với sự kiên định theo đuổi ý tưởng tạo dựng sự mới, lạ cho cây bơ - giống cây vốn quen thuộc với mọi người nhưng có giá trị kinh tế chưa cao, trở thành sản phẩm được yêu thích và đem lại lợi nhuận cao cho người trồng, anh đã đưa bơ vào danh sách những mặt hàng nông sản có thương hiệu của BR-VT cùng với nhãn xuồng, mãng cầu…

Đưa chúng tôi đi tham quan vườn bơ rộng 1,5ha lúc lỉu quả, anh Nguyễn Cảnh Thái Dương, Giám đốc HTX nông nghiệp Thái Dương cho biết: Để có giống bơ sáp thơm ngon như hôm nay là cả quá trình tìm hiểu, nghiên cứu.

Năm 2011, anh Dương bỏ nghề xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh, trở về quê nhà xã Xà Bang. Từ những cây bơ còn sót lại trong vườn, anh bắt đầu nhen nhóm ý tưởng sẽ phát triển thành loại cây chủ lực để phát triển kinh tế gia đình. Nhưng nếu cứ để lại giống bơ cũ, khả năng thành công gần như không có, bởi các loại bơ truyền thống thường hạt to, thịt hay bị xơ và nhất là hàm lượng chất dinh dưỡng không cao.

Để thay đổi chất cho vườn bơ, anh bắt đầu mày mò, nghiên cứu để ghép và chọn giống bơ vừa phù hợp với thổ nhưỡng của vùng Xà Bang.

  Đôi bàn tay quen với vôi, với cát, với những bản thiết kế công trình một sớm một chiều dễ gì làm được cái công việc tỉ mỉ là ghép mắt cho cây. Thời gian đầu, thất bại nhiều hơn cả thành công.  Tỷ lệ mắt ghép sống và phát triển tốt rất ít.  Nhưng hai vợ chồng anh cứ mày mò vừa làm, vừa tự rút kinh nghiệm. Cả năm trời thử nghiệm trên nhiều cây chủ khác nhau, cả hơn 3 năm sau, anh mới thành công bước đầu khi những cây bơ được lai tạo cho mùa quả đầu tiên.

Giống cây vừa có năng suất, vừa có chất lượng cao, và đặc biệt hơn là có thể cho trái quanh năm. Nhưng làm sao để tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng, đảm bảo đầu ra cho cây bơ trong tình cảnh trái cây Việt đang mất niềm tin của người tiêu dùng vì dư lượng chất bảo vệ thực vật, hay các loại thuốc thúc chín trái cây… Quyết tâm không để ý tưởng của mình thất bại, anh lại mày mò tìm cách làm sao để “giữ sạch” cho trái bơ, nhất là trong tình cảnh, bơ là loại cây rất dễ bị sâu bệnh.

Nghĩ là làm, anh nhanh chóng bắt tay vào nghiên cứu để tìm loại thuốc “gia truyền” đặc trị các loại nấm mốc trên cây, lá bơ cũng như các loại sâu bệnh hại trái khi bơ chuẩn bị cho thu hoạch.

Không để những điều học được chỉ là kiến thức, anh chọn một góc vườn để làm thử. Khi cây có trái, anh đã pha vôi với nước tưới theo liều lượng vừa phải rồi tưới thẳng lên cây. Không ngờ, phương pháp truyền thống tưởng chừng như “lỗi thời” ấy lại phát huy tác dụng. Những cây bơ được phun vôi phát triển tốt và hoàn toàn không bị các loại sâu bệnh thông thường. Đặc biệt, để đảm bảo cho tiêu chí xanh, anh duy trì việc hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Và chỉ bón các loại phân hữu cơ khi trồng mới hoặc thay đất khi chuẩn bị vườn cho mùa mới.

 Chẩn được bệnh, tìm được cây giống phù hợp, tưởng như anh sẽ giống như mọi người, tập trung khai thác vườn bơ bởi giống bơ anh tạo ra có khả năng cho trái quanh năm. Nhưng với suy nghĩ, trái chỉ ngon khi cây có đủ sức, khỏe mạnh; anh quyết định chia vườn ra từng khu để quản lý; cây nào mới thu hoạch thì sẽ ngắt đọt ngăn ra bông để dưỡng cây, đảm bảo không khiến cây kiệt sức. Cũng chính vì thế, bơ trong vườn của gia đình anh lúc nào cũng có trái, nhưng quả thu hoạch luôn to mọng và có hương vị ngon nhất.

Không dừng lại ở việc tạo ra sản phẩm riêng biệt,  xác định phải xây dựng thương hiệu cho giống bơ mình tạo ra, anh đã cùng một số người bạn tham gia thành lập HTX Thái Dương. Đến nay, đã có 12 xã viên tham gia vào HTX, diện tích trồng bơ tăng lên gần 4ha, mỗi tháng thu hoạch khoảng 400kg. Bơ sáp Thái Dương hiện đã có mặt ở các tỉnh, thành như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Định, đơn đặt hàng với giá cao gần gấp đôi so với thị trường,  khoảng 90.000 đến hơn 100.000 đồng/kg và hướng tới là đảm bảo mức giá ổn định quanh năm để tạo uy tín với khách hàng. Nếu so với mức giá bình thường khoảng 30.000 đồng/kg của các loại bơ thông thường, thì mức giá mà HTX đưa ra là rất cao; điều này cũng đồng nghĩa là thu nhập của người trồng bơ cũng được nâng lên rất nhiều.

Có thể nói, làm giàu từ sản xuất nông nghiệp không còn là điều mới lạ với mọi người. Nhưng để đưa một ý tưởng khởi nghiệp lấy sản xuất truyền thống làm giá trị cốt lõi như anh Dương lại là điều ít thấy bởi cả một nền nông nghiệp sản xuất truyền thống của VN còn đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức của những quốc gia có nền sản xuất hiện đại. Và điều mà anh Dương làm được đó là đã tìm được cái hay trong phương pháp truyền thống, và ứng dụng nhữgn tiến bộ khoa học kỹ thuật để đưa những ưu thế của sản xuất truyền thống thành kỹ năng, phục vụ cho sản xuất.  

Lương Ngọc (Tổng hợp)
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 897 144 - Fax: (84.064) 3 897 144
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu