Kỹ thuật nuôi lươn không bùn là cách thức nuôi mới. Với cách này, nếu lươn được chăm sóc đúng cách thì sẽ cho hiệu quả kinh tế cao mà tiết kiệm chi phí.
Mô hình nuôi lươn trên cạn như một cách làm giàu từ chăn nuôi vô cùng hiệu quả. Trước đây, chủ yếu nuôi theo phương thức nuôi lươn trong bể chứa bùn nhưng chi phi nuôi và chăm sóc lớn. Việc nuôi theo mô hình không bùn này sẽ tiết kiệm được chi phí mua đất, nhân công chăm sóc và kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế rủi ro trong quá trình nuôi, giúp hạ giá thành cho sản phẩm.
Kỹ thuật chọn con giống
Nếu như trước kia, lươn chủ yếu sinh sản ngoài tự nhiên với số lượng lớn thì ngày nay, do diện tích đất ruộng ngày một thu hẹp dẫn đến việc lươn ngày càng cạn kiệt. Khi tìm được địa chỉ cung cấp nguồn giống để thực hiện việc nuôi lươn, bạn nên chú ý đến màu sắc của lươn để có được con giống tốt nhất.
Về cơ bản, lươn sẽ được chia thành 3 loại cơ bản. Bạn nên lựa chọn loại thứ nhất, đặc trưng bởi màu vàng sẫm sẽ mang đến khả năng phát triển tốt nhất. Trong khi đó, lươn có màu màu vàng xanh sẽ cho tốc độ phát triển kém hơn. Cuối cùng, loại lươn có màu xám tro thường khá chậm lớn, bạn không nên lựa chọn loại này khi muốn nuôi lươn cho năng suất cao.
Sau khi lựa chọn được con giống, bạn cần phải lưu ý đến kích thước lươn con để có thể thả nuôi tốt nhất. Khối lượng phù hợp sẽ là 40 – 60 con/kg, kích cỡ lươn tương đương với nhau, khỏe mạnh và nên thả nuôi với mật độ 60 – 80 con/m2.
Kỹ thuật nuôi
Kết cấu bể nuôi: Bể nuôi có diện tích từ 4-6m2, hình chữ nhật hoặc hình vuông, được xây bằng xi măng, thành tường dày 1 tấc. Bố trí 2 ống cấp và thoát nước nằm đối diện ở 2 góc của bể, riêng ống cấp có đường kính 42mm được thiết kế nhiều lỗ nhỏ dạng vòi sen nhằm cung cấp oxy cho bể nuôi trong quá trình thay nước. Ông thoát có đường kính 114mm có thiết kế chung để xả tràn và xả cặn cho đáy bể. Đáy bể được lát bằng gạch tàu (30X30cm2), xung quang thành bể cũng được lát bằng gạch tàu nhưng chỉ lát 1 viên xung quanh đáy bể. Dới đáy bể được gắn 4 khoen ở gần 4 gốc để cố định bộ vĩ tre dùng để cho lươn trú ẩn.
Bộ vĩ tre: Tre làm vĩ phải được vuốt láng và ngâm cho đóng rong rêu giảm ma sát tránh cho lươn bị trầy xước. Bộ vĩ tre gồm 3 lớp xếp chồng lên nhau, khoảng cách giữa các vĩ 10cm, bộ vĩ được đặt giữa bể cách dáy dể 10cm và cách đều 4 vách của bể 30cm.
Thức ăn: chủ yếu là các loại cá tạp, ốc bươu xay nhuyễn trộn cùng bột cám. Trong 2 tháng đầu cho ăn 1 lần/ngày, sau 2 tháng cho ăn 2 lần/ngày. Sau khi cho ăn 2 giờ tiến hành thay nước toàn bộ bể lươn để loại bỏ thức ăn thừa và chất cặn bả của lươn. Lươn thả nuôi sau 1 tháng rưỡi tiến hành phân loại lươn lớn lươn nhỏ nhằm tránh cho lươn ăn nhau làm cho lươn bị xây xước dễ gây ra bệnh và so le đàn. Nếu chăm sóc lươn đúng kỹ thuật lươn rất nhanh lớn, ít mắc bệnh, nếu có chỉ là bệnh ký sinh trùng, bệnh ngoài da... rất dễ điều trị. Để đảm bảo tốc độ phát triển cũng như sức khỏe, khi nuôi lươn bạn cần phải lưu ý không cho lươn ăn thức ăn ôi, với thức ăn thừa bạn nên vớt ra khỏi bồn tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
Một số loại bệnh
một số bệnh mà lươn thường gặp phải gồm có bệnh sốt nóng, lở loét, nấm thủy mi…. Khi nuôi lươn, tùy thuộc vào triệu chứng bệnh mà các bạn có thể khắc phục bằng những cách dưới đây.
Bệnh giun sán: Lươn là loài ăn tạp, thức ăn là cá tạp có nhiều giun sán do đó trong quá tình nuôi định kỳ tẩy giun 15 ngày/lần bằng cách trộn thuốc trị nội ngoại ký sinh vào trong thức ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bệnh đường ruột: Triệu chứng phân lươn nổi trên mặt nước trước 5-7 ngày do trong thức ăn có chất bảo quản, lươn tiêu hóa thức ăn không được tốt, gặp trường hợp này chỉ bổ sung men tiêu hóa vào trong thức ăn chứ tuyệt đối không sử dụng kháng sinh hoặc hóa chất để can thiệp.
Bệnh nấm: Trên da lươn có các đóm trắng dạng bông gòn do lươn bị xay xác trong quá trình nuôi, nấm tấn công trên các vết trầy xước làm bệnh phát sinh.
Bệnh sốt nóng: Bạn hãy giảm mật độ nuôi lươn vào khoảng 80-100 con/m2 và đảm bảo nguồn nước sạch bằng cách thay nước thường xuyên.