Được xem là một trong 4 loại cá thuộc loại bậc nhất ngon và bổ của loài cá nước ngọt, việc nuôi cá chép để làm thương phẩm luôn được bà con ưu tiên đầu tư đúng mức, từ kỹ thuật nuôi dưỡng cũng như chất lượng của con cá. Đối với giống cá chép, để tạo ra những con cá thương phẩm hảo hạng, nhiều thịt và thơm thì đòi hỏi bà con cần phải chú trọng vào các bước chuẩn bị ao nuôi đến thả cá giống hay quản lý và chăm sóc đàn cá cho tới khi thu hoạch. Người dân thường có câu hỏi “Làm thế nào để nuôi cá chép mau lớn và ít bị bệnh”, câu trả lời sẽ được giải đáp trong quy trình kỹ thuật như sau:
1. Chuẩn bị ao nuôi thả cá chép giống
- Điều quan trọng nhất có trong kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm đó chính là khâu chuẩn bị ao thả cá. Cũng giống như những loại nuôi trong ao khác, điều kiện của ao hay bể để nuôi cá chép là đất không bị nhiễm phèn, độ PH không vượt mức không cho phép, phải gần nơi nguồn nước sạch, không chứa các mạch nước ngầm độc hại gây hại cho cá.
- Bà con nên đào ao th
eo diện tích hình chữ nhật, trong đó chiều dài ao gấp 2 đến 3 lần chiều rộng và tốt nhất ao nuôi cá nên được quy hoạch và đặt gần chuồng trại chăn nuôi (mô hình VAC) hoặc gần gia đình để tiện cho việc chăm sóc và quản lý, và gần tuyến đường giao thông để thuận tiện cho quá trình di chuyển cá giống và vận chuyển cá thịt khi thu hoạch.
- Trong quy trình kỹ thuật nuôi cá chép tại ao thì môi trường nuôi cá phải luôn được vệ sinh kỹ càng, thoáng đãng, sạch sẽ, vùng đất không bị ô nhiễm, nhiệt độ trung bình trong ao từ 25 đến 27 độ C, độ PH luôn nằm trong khoảng 6,5 đến 7,5 là tốt nhất.
- Nguồn nước trong ao thả cá phải được kiểm tra và xử lý thường xuyên, màu nước luôn xanh nõn chuối để tạo nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng tự nhiên cho cá giống sinh trưởng và phát triển. Trước khi bà con chuẩn bị thả cá bố mẹ xuống ao nuôi, bà con cần phải hút hết cạn nước trong khu nuôi dưỡng, nên dọn dẹp sạch rác, cây cỏ xung quanh và tiến hành rắc vôi cho ao với liều lượng từ 7 đến 10 kg/100 m2 để khử trùng, khử khuẩn và các sinh vật tạp nham có trong ao. Sau do, đến quá trình phơi đáy ao từ 5 đến 7 ngày và tiến hành bón lót bằng các loại phân xanh từ 30 từ 40 kg hoặc từ 25 đến 30 phân chuồng cho 100 m2/ao.
2. Tiến hành thả cá giống
Sau khi bước chuẩn bị ao nuôi xong, bà con tiến hành thả cá chép giống như bình thường, nhưng phải chú ý cách chọn cá giống cho phù hợp để đảm bảo chất lượng về sau này. Muốn chọn lựa được con giống tốt, bà con hãy bắt thử 15 đến 20 con cá chép thả vào ao sau đó quan sát từ 20 đến 30 phút xem cá có hoạt động không nếu bình thường là được. Nếu trong trường hợp thấy cá có hoạt động nhưng chậm chạp và chết thì phải ngưng ngay lại việc thả cá, kiểm tra lại giống cá và nguồn thức ăn có đã đạt tiêu chuẩn hay chưa.
3. Biện pháp chăm sóc và quản lý cá nuôi
Đây là quy trình để quyết định sản lượng cũng như năng suất cuả cá chép thương phẩm nên bà con cần chú ý qua những tiêu chí sau đây:
- Đảm bảo chất dinh dưỡng hay thức ăn cho cá luôn bát nguồn từ những nơi chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Khi cho cá ăn, quan sát nếu thấy thức ăn còn thừa tức là cá đã ăn no, bà con nên giảm bớt khẩu phần ăn của cá.
- Nếu thấy thức ăn hết, nước trong ao vẫn đục ngầu, chính tỏ cá đang đói, bà con cần phải bổ sung lượng thức ăn cho cá (chú ý cá chép là loài cá rất thụ động trong việc kiếm ăn vì vậy nên thức ăn cần được bổ sung kịp thời và thường xuyên).
- Bà con nên lưu ý nước trong ao cần duy trì ở màu xanh nõn chuối, đó là nguồn thức ăn tự nhiên giàu chất dinh dưỡng, hỗ trợ rất tốt trong quá trình tăng trưởng và phát triển của cá chép.
4. Cho cá chép nuôi ao ăn gì để mang lại hiệu quả kinh tế cao?
- Đối với các giống cá chép ta hay loại cá chép giòn, tùy thuộc vào mức độ và thành phần hay năng suất đạt được của toàn bộ đàn cá trong ao, thì lượng thức ăn để bổ sung thêm trong ngày bằng khoảng 2 đến 3% tổng khối lượng cá nuôi trong ao.
- Thức ăn bổ sung cho cá chép sinh trưởng bình thường gồm: chất tinh bột ngũ cốc (bột ngô, cám gạo, đậu tương,..) từ 70 đến 80% và bột cua, bột cá, tôm, ốc (20 đến 30%). Thức ăn có thể tự chế đem trộn đều với các thành phần tổng hợp và được nấu chín, đùn thành dạng viên hoặc sợi hay có thể nắm rải đều ven ao để cho cá ăn, mỗi ngày bà con làm như vậy 2 lần vào sáng sớm và chiều tối (bà con không nên cho cá chép ăn vào lúc trời nắng hoặc mưa to).
Trên đây là kỹ thuật nuôi cá chép thương phẩm trong ao mang lại kinh tế cao, bà con nên tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích và tạo tiền đề cho bà con phát triển mô hình chăn nuôi thủy hải sản từ đó làm giàu kinh tế gia đình và mang lại các sản phẩm tốt đến tay người tiêu dùng.