TRANG CHỦ Tổng quan về xã Bàu Lâm LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 7/5/2024
Muôn màu cuộc sống
Hoạt động UBND xãSản phẩmDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 171990

  TRỒNG TRỌT

  200 hộ dân tham gia chăn nuôi gà sạch ở Triệu Phong đều có lãi
06/12/2017

Gà không ăn thức ăn công nghiệp

Được sự tài trợ của dự án KOICA - Hàn Quốc và Tổ chức Tầm nhìn thế giới, mô hình chăn nuôi gà bằng phương thức canh tác tự nhiên (CTTN) được triển khai tại 5 xã Triệu Sơn, Triệu Tài, Triệu Trung và Triệu Thượng, Triệu Trạch của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Nuôi gà theo canh tác tự nhiên ở huyện Triệu Phong cho thịt săn chắc, thơm ngon (Ảnh: Thanh Nga- Văn Dũng)

Dự án đã hỗ trợ kỹ thuật, giống gà ri thuần và nguyên liệu làm chế phẩm chăn nuôi, trị bệnh để tăng sức đề kháng cho vật nuôi như rượu, tỏi, đường... để bà con có chăn nuôi an toà trên cơ sở hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện Triệu Phong.

Bà Mai Thị Lài ở thôn Đồng Bào, xã Triệu Sơn cho biết: "Khi đưa gà giống về tôi chủ yếu cho ăn bột bắp, đậu nành, gạo, lúa. Sau một thời gian gà lớn lên thì chuyển sang cho gà ăn ốc, bèo, rau xanh, tuyệt đối không dùng thức ăn công nghiệp. Để giúp gà phòng chống dịch bệnh, tôi ngâm tỏi vào rượu rồi hòa vào nước cho đàn gà uống hàng ngày. Sau 2 năm nuôi gà theo cách không kháng sinh, không chất cấm, phòng trị bệnh cho gà bằng thảo mộc, tôi thấy đàn gà lớn rất nhanh, đặc biệt là không có dịch bệnh, sản phẩm trứng, thịt được thị trường ưa chuộng, đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình".  

Thịt săn chắc, thơm ngon

Sau 3 năm triển khai, đến nay đã có gần 200 hộ dân chủ động tham gia chăn nuôi gà bằng phương thức CTTN. Thực tế cho thấy, nuôi gà theo phương pháp này tuy đòi hỏi nhiều công chăm sóc hơn nhưng được nhiều lợi ích hơn so với phương pháp nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp. Đó là gà lớn nhanh, sản phẩm thịt gà săn chắc, thơm ngon, bán trên thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng. Do vậy, người nuôi gà sẽ thu hồi vốn nhanh hơn, khoảng sau 4 tháng nuôi có thể xuất bán gà thịt và sau 6 tháng là gà đẻ lứa đầu tiên.

Gà không ăn thức ăn công nghiệp

Được sự tài trợ của dự án KOICA - Hàn Quốc và Tổ chức Tầm nhìn thế giới, mô hình chăn nuôi gà bằng phương thức canh tác tự nhiên (CTTN) được triển khai tại 5 xã Triệu Sơn, Triệu Tài, Triệu Trung và Triệu Thượng, Triệu Trạch của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

 

Nuôi gà theo canh tác tự nhiên ở huyện Triệu Phong cho thịt săn chắc, thơm ngon (Ảnh: Thanh Nga- Văn Dũng)

 

Dự án đã hỗ trợ kỹ thuật, giống gà ri thuần và nguyên liệu làm chế phẩm chăn nuôi, trị bệnh để tăng sức đề kháng cho vật nuôi như rượu, tỏi, đường... để bà con có chăn nuôi an toà trên cơ sở hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện Triệu Phong.

Bà Mai Thị Lài ở thôn Đồng Bào, xã Triệu Sơn cho biết: "Khi đưa gà giống về tôi chủ yếu cho ăn bột bắp, đậu nành, gạo, lúa. Sau một thời gian gà lớn lên thì chuyển sang cho gà ăn ốc, bèo, rau xanh, tuyệt đối không dùng thức ăn công nghiệp. Để giúp gà phòng chống dịch bệnh, tôi ngâm tỏi vào rượu rồi hòa vào nước cho đàn gà uống hàng ngày. Sau 2 năm nuôi gà theo cách không kháng sinh, không chất cấm, phòng trị bệnh cho gà bằng thảo mộc, tôi thấy đàn gà lớn rất nhanh, đặc biệt là không có dịch bệnh, sản phẩm trứng, thịt được thị trường ưa chuộng, đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình".  

Thịt săn chắc, thơm ngon

Sau 3 năm triển khai, đến nay đã có gần 200 hộ dân chủ động tham gia chăn nuôi gà bằng phương thức CTTN. Thực tế cho thấy, nuôi gà theo phương pháp này tuy đòi hỏi nhiều công chăm sóc hơn nhưng được nhiều lợi ích hơn so với phương pháp nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp. Đó là gà lớn nhanh, sản phẩm thịt gà săn chắc, thơm ngon, bán trên thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng. Do vậy, người nuôi gà sẽ thu hồi vốn nhanh hơn, khoảng sau 4 tháng nuôi có thể xuất bán gà thịt và sau 6 tháng là gà đẻ lứa đầu tiên.

 

 

Cán bộ dự án kiểm tra quy trình nuôi gà CTTN ở các hộ tham gia chương trình (ảnh: Quang Huy - Tâm Phùng)

 

Bà Nguyễn Thị Loan ở thôn Thâm Triều, xã Triệu Tài nuôi 100 con gà sau thời gian 5 tháng lãi trên 4,6 triệu đồng. Trong khi đó nuôi 100 con gà bằng thức ăn công nghiệp, thời gian nuôi có rút ngắn còn 4 tháng nhưng chỉ lãi được trên 1,7 triệu đồng.

Từ kết quả trên có thể thấy, áp dụng phương thức CTTN trong chăn nuôi sẽ cho lãi cao, ít rủi ro về bệnh tật, chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn so với chăn nuôi có sử dụng thức ăn công nghiệp. Nếu xây dựng được thương hiệu, tìm đầu ra ổn định thì giá bán sản phẩm chăn nuôi bằng phương pháp CTTN sẽ cao hơn và người nuôi sẽ thu lợi nhuận nhiều hơn.

Ông Phan Quang Giải, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong, cho biết: Trước những hiệu quả mà mô hình chăn nuôi gà theo phương thức CTTN đem lại, huyện đã quyết định nhân rộng mô hình ra nhiều xã .Để làm được điều này, trước hết phòng NN-PTNT phải hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật làm chế phẩm vi sinh cũng như cách nuôi mới cho người dân. Tìm hiểu thị trường tiêu thụ để người dân có chỗ bán thịt gà sạch. Các Phòng Kinh tế - Hạ tầng phối hợp với Phòng NN-PTNT tổ chức các kênh cung cấp thịt gà sạch cho thị trường trong tỉnh, đưa vào các siêu thị trên địa bàn và từng bước mở rộng ra thị trường trong nước. Có nơi tiêu thụ sản phẩm ổn định chính là động lực để người dân yên tâm đầu tư chăn nuôi, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển hiệu quả, bền vững.

Cán bộ dự án kiểm tra quy trình nuôi gà CTTN ở các hộ tham gia chương trình (ảnh: Quang Huy - Tâm Phùng)

 

Bà Nguyễn Thị Loan ở thôn Thâm Triều, xã Triệu Tài nuôi 100 con gà sau thời gian 5 tháng lãi trên 4,6 triệu đồng. Trong khi đó nuôi 100 con gà bằng thức ăn công nghiệp, thời gian nuôi có rút ngắn còn 4 tháng nhưng chỉ lãi được trên 1,7 triệu đồng.

Từ kết quả trên có thể thấy, áp dụng phương thức CTTN trong chăn nuôi sẽ cho lãi cao, ít rủi ro về bệnh tật, chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn so với chăn nuôi có sử dụng thức ăn công nghiệp. Nếu xây dựng được thương hiệu, tìm đầu ra ổn định thì giá bán sản phẩm chăn nuôi bằng phương pháp CTTN sẽ cao hơn và người nuôi sẽ thu lợi nhuận nhiều hơn.

Ông Phan Quang Giải, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong, cho biết: Trước những hiệu quả mà mô hình chăn nuôi gà theo phương thức CTTN đem lại, huyện đã quyết định nhân rộng mô hình ra nhiều xã .Để làm được điều này, trước hết phòng NN-PTNT phải hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật làm chế phẩm vi sinh cũng như cách nuôi mới cho người dân. Tìm hiểu thị trường tiêu thụ để người dân có chỗ bán thịt gà sạch. Các Phòng Kinh tế - Hạ tầng phối hợp với Phòng NN-PTNT tổ chức các kênh cung cấp thịt gà sạch cho thị trường trong tỉnh, đưa vào các siêu thị trên địa bàn và từng bước mở rộng ra thị trường trong nước. Có nơi tiêu thụ sản phẩm ổn định chính là động lực để người dân yên tâm đầu tư chăn nuôi, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển hiệu quả, bền vững.

Báo Nông nghiệp
In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
   
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.879.007 - Fax: (84.064) 3.799.484
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu