TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 4/5/2024
Thời sự trong tỉnhTổng quan về xã
Tin Khoa học Công nghệSản phẩmHoạt động UBND xãDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 166408

  TÀI LIỆU KHCN

  Phân bón cho cây công nghiệp lâu năm
11/03/2014

Nhu cầu dinh dưỡng của các loại cà phê không giống nhau. Cà phê chè có nhu cầu về kali và canxi cao hơn cà phê vối. Nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau cũng không giống nhau. Bón phân cho cà phê  cần được thực hiện khác nhau ở 2 thời kỳ sinh trưởng của cây. Trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng( thời kỳ kiến thiết cơ bản khi cà phê chưa có quả), ngoài việc cung cấp cho cây cà phê N và P, còn rất cần cung cấp các nguyên tố đảm bảo cho năng suất và chất lượng quả như : kali, canxi, magiê, lưu huỳnh, kẽm, bo.

     Cà phê là cây được trồng chủ yếu trên đất đồi dốc, cho nên bón cân đối phân hữu cơ – vô cơ có vai trò rất quan trọng. Phân hữu cơ làm tăng hệ số sử dụng đạm, vì vậy làm giảm lượng đạm tiêu tốn để tạo ra một đơn vị sản phẩm và làm tăng hiệu suất phân đạm, 1kg urê làm tăng 3-4 kg quả tươi. Phân hữu cơ cũng làm tăng hiệu lực của phân lân.

       Lân là nguyên tố dinh dưỡng cây hút không nhiều so với đạm và kali, nhưng lại có vai trò rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây.Trong dinh dưỡng lân của cà phê thì dạng lân sử dụng để bón cũng rất có ý nghĩa.Bón liên tục supe lân làm đất thiếu magiê.Bón liên tục tecmô phôtphat làm đất thiếu lưu huỳnh. Vì vậy, việc kết hợp các dạng lân với một tỷ lệ hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao .Tỷ lệ phân lân thích hợp cho cà phê là 30% phân tecmô phốtphat và 70% supe lân.

      Cà phê hút kali nhiều nhất vào giai đoạn cây cho quả. Ở thời kỳ này bón kali cân đối với đạm cho hiệu suất rất cao. Trên đất Bazan, bón kali làm tăng năng suất cà phê vối 7,7-17,7 tạ hạt/ha, hay là tăng năng suất 40-100%. Hiệu suất của 1 kg K2O là 3,9-5,9 kg nhân khô. Bón kali làm giảm tỷ lệ hạt nhỏ, hạt lép, làm tăng chất lượng hạt cà phê .

   Cung cấp các loại phân có chứa canxi, magiê, lưu huỳnh, các nguyên tố vi lượng...đều làm tăng năng suất cà phê. Các kết quả nghiên cứu cho thấy nên bón khoảng 30% tổng lượng phân đạm dưới dạng sunphat amôn, vì loại phân này cung cấp lưu huỳnh cho nhu cầu của cây cà phê.

    Cung cấp dinh dưỡng cho cà phê không cần đầy đủ cân đối mà còn phải đúng lúc. Với cà phê vối có  thể bón 3-4 lần trong 1 năm: lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 vào giữa mùa mưa, lần 3 vào cuối mùa  mưa. Ở các vùng có điều kiện tưới nước chủ động có thể bón lần 4 vào mùa khô để giúp cây hồi phục nhanh sau vụ thu hoạch quả.

 

     Quy trình bón phân cho cây cà phê được khuyến cáo như sau:

 

·         Giai đoạn cây con trong vườn ươm:

+ Bầu đất để ươm cây được đổ đầy hỗn hợp phân chuồng trộn với lân và đất bột ; 200-300g phân chuồng hoai + 8g lân.

 + Giai đoạn cây con có 2 lá thật tiến hành tưới và bón thúc.

      Phân urê và kali pha theo tỷ lệ 2:1 tính theo chất hữu hiệu. Khi cây con có 1-2 cặp lá thật phun với nồng độ 0,2-0,3%.

      Phân ngâm: gồm phân chuồng , phân xanh, phân bắc, khô dầu, xác mắm ngâm cùng với phân lân, phân ngâm phải để 1 tháng rồi mới đem sử dụng.

     Có thể dùng cả 2 loại phân trên đây để tưới cho cà phê con.Cứ 5-10 ngày tưới 1 lần. Phân ngâm khi tưới cần hoà loãng với tỷ lệ 1/5 đến 1/3 tuỳ theo cây nhỏ hoặc lớn. Sau khi tưới phân, nên tưới nước rửa để tránh cháy lá.

     Định lượng phân tưới thúc cho 1 ha vườn ươm là:

20-30 tấn phân chuồng.

10-20 tấn lá cây phân xanh.

1-2 tấn khô dầu hoặc xác mắm.

500kg urê+1000 kg supe lân+ 300 kg KCl.

   Trước khi đem cây con ra vườn trồng 20-30 ngày, ngừng tưới nước phân.

  • Giai đoạn cây sinh trưởng sinh dưỡng:

+ Cà phê mới trồng: Mỗi hố bón 10-20kg phân chuồng tốt hoặc phân rác, trộn với 0,3 kg phân lân. Phân được ủ vào hố trong trước khi trồng cà phê 1-2 tháng.

+ Sau khi trồng cà phê, ở thời kỳ kết thúc mùa mưa, bón cho mỗi gốc 20 g sunphat đạm + 20g sunphat kali, sau khi bón phân, lấp kín đất lên trên.

+ Lượng phân bón cho cà phê ở thời kỳ cây sinh trưởng sinh dưỡng như sau( kg/ha):

 

 

 

N

P2O5

K2O

Năm thứ 1

90

60

50

Năm thứ 2

120

100

60

Năm thứ 3

200

120

150

 

 

+ Mỗi năm bón 3-4 lần vào các tháng như sau với tỷ lệ các nguyên tố tính theo tổng số(%):

 

 

N

P2O5

K2O

Tháng 3-4

35

-

30

Tháng 6-7

40

40

40

Tháng 10-11

25

60

30

 

     Thường bón vào đầu, giữa và gần cuối mùa mưa . Cách bón là đào rãnh hình vành khăn quanh gốc cây thẳng theo đường chiếu rìa ngoài của tán lá. Bón phân xong lấp đất lại.

  • Giai đoạn cho quả:

+ Lượng phân bón ở giai đoạn này được khuyến cáo như sau:

 

 

N

P2O5

K2O

Những năm của thời kỳ kinh doanh

200

150

200

Những năm của thời kỳ phục hồi

150-200

100-150

150-200

 

 + Thời gian và tỷ lệ bón của các loại phân như ở thời kỳ cây sinh trưởng sinh dưỡng ( thời kỳ kiến thiết cơ bản).

+ ở thời kỳ kinh doanh, nếu cà phê tăng thêm 1 tấn nhân thì nên bón tăng thêm 70kg N, 20 kg P2O, 90 kg K2O.

    Phân xanh, phân chuồng rất cần cho cà phê.Hàng năm nên bón 12-15 tấn/ha.

    Phân đạm nên bón sớm và kết thúc sớm để qủa chín không kéo dài.

    Có thể phun thêm các loại phân vi lượng( kẽm, bo, magiê...) lên lá.

 


 

  Bón phân cho chè

     Chè là cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm là búp chè chỉ chiếm 8-13% sinh khối của cây, lại phải thu hái nhiều lần trong 1 năm, mặt khác năng suất chè của ta chưa cao, cho nên so với những cây công nghiệp dài ngày khác như cà phê, cao su...nhu cầu dinh dưỡng của cây chè không lớn. Với năng suất 2 tấn búp khô trên 1ha/năm, chè lấy đi từ đất trung bình là 80kg N, 23 kg P2O, 48kg K2O và 16 kg CaO. Tuy nhiên ngoài hàm lượng búp chè được hái hàng năm, chè còn được đốn cành, chặt cây và mang đi khỏi vườn, cho nên tổng lượng các chất dinh dưỡng chè lấy đi khỏi đất là 144 kg N, 71 kgP2O, 62kg K2O , 24kg MgO và 40 kg CaO.

   Lượng phân đạm bón cho chè ở những năm trồng đầu tiên thường cao hơn, thay đổi trong khoảng 120-240kg N/ha. Tỷ lệ N: K2O vào lúc này là 1:0,5. Vào thời kỳ thu hoạch , tỷ lệ này là 1:1, với lượng bón là 240-300kg N và 240-300kg K2O.

      Liều lượng lân thường không cao như đạm và kali. Mức bón vào khoảng 60-80 kg P2O5 cho 1 ha chè .

      Bón phân cân đối, đúng tỷ lệ và liều lượng làm cho năng suất chè tăng 14-20%, với hệ số lãi là 2,8-3,9 lần. Bón phân đúng còn làm tăng hàm lượng tanin thêm 2,0-6,5%, chất hoà tan tăng 1,5-3,5%, hương vị chè được cải thiện.

Bón magiê với lượng 10-20kg MgO/ha làm tăng năng suất  và phẩm chất búp chè. Phân tecmô phôtphat có thể xem như một nguồn cung cấp magiê cho chè.

     Ngoài các nguyên tố đa lượng và trung lượng, kẽm có tác dụng tốt đối với chè. Phun dung dịch sunphat kẽm lên lá có tác dụng làm tăng năng suất và phẩm chất búp chè.

     Nếu năng suất búp chè cao hơn 3 tấn/ha búp khô thì cần bón thêm cả Bo và Molipđen.

    Quy trình bón phân cho chè được thực hiện như sau:

Bón lót:

 Rạch hàng sâu 40-50cm, bón 20-30tấn phân chuồng hoặc phân xanh, phân hữu cơ + 500 kg supe lân. Lấp đất lại, để vài tuần rồi gieo hạt.

·          Bón cho chè giâm cành:

+ Sau khi cắm hom 2 tháng: bón 5 g urê+ 4 g supe lân+ 7 g KCl cho 1 hom.

+ Sau khi cắm hom 4 tháng : bón 14 g urê+ 4 g supe lân + 10 g KCl cho 1 hom.

+ Sau khi cắm hom 6 tháng : bón 18 g urê + 8 g supe lân + 14 g KCl

·          Bón cho chè con:

+ Chè 1 tuổi: bón 30 kg N+ 30kg K2O cho 1 ha . Bón một lần vào tháng 6 hoặc 7 . Phân trộn đầu vào nhau, bón sâu 6-8 cm  cách gốc cây 20-30cm. Bón phân xong lấp kín đất.

+ Chè 2 tuổi, đốn tạo hình lần 1: bón 15-20 tấn phân hữu cơ + 100 kg P2O5. Bón một lần vào tháng 11 hoặc 12. Phân trộn đều bón vào rãnh cuốc sâu 15 cm, cách gốc cây 20-30cm. Bón phân xong lấp đất kín.

+ Chè 2-3 tuổi: bón 60 kg N+ 60kg K2O. Bón thành 2 lần vào tháng 3-4 và 8-9.Phân trộn đều bón vào rãnh như ở chè 2 tuổi.

·          Bón cho chè sản xuất:

     Đối với chè sản xuất , lượng phân tuỳ thuộc vào năng suất  búp chè thu hái hàng năm.

+ Năng suất chè dưới 6 tấn /ha bón 80-120kg N+ 40-60kg K2O cho 1 ha. Chia thành 3-5 lần để bón trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9. 

+ Năng suất chè từ 6-10 lần búp/ha, bón 120-160 kg N + 60-80 K2O cho 1 ha. Chia làm 3 – 5 lần để bón trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10.

   Phân kali có thể chia thành 2 lần để bón tập trung vào thời gian từ tháng 1 đến tháng 7.

+ Những năm tiến hành đốn đau chè, cần bón thêm phân hữu cơ vào cuối năm.

·          Bón phân cho chè trồng hạt:

Đối với giống chè trung du, được khuyến nghị như sau:

     Bón lót: Phân hữu cơ 20-30tấn/ha + 100kg P2O5.

     Bón thúc hàng năm: 100 kg N+ 50kg K2O.

Không nên bón N đơn thuần kéo dài quá 5 năm.

 


 

 Bón phân cho cao su

·         Bón phân ở vườn cây con:

+ Bón lót: 40-60 tấn phân chuồng hoai mục+ 300kg phôtphat canxi (Ca3PO4) trộn với đất để cho 1 ha vườn cây con.

+ Bón thúc: Sau khi trồng 30 ngày, lúc cây con có 2 tầng lá. Bón đạm urê + SA + phôtphat 2canxi+ sunfat kali + Mg bón vào gốc hoặc pha vào nước tưới cho cây. Tưới nhiều lần, các lần tưới cách nhau 15-20 ngày .Sau 5 tháng cây có thể dùng để làm gốc ghép.

·         Bón phân cho cao su ở vườn kiến thiết cơ bản:

+ Bón lót: Bón cho mỗi cây 5-10kg phân chuồng + 100-165g apatit (30-50g P2O5) .Phân trộn với đất bột cho vào hố đào sẵn. Lấp hố cao hơn mặt đất chung quanh 5 cm, cắm cọc ở tâm hố để đánh dấu. Bón lót thực hiện trước khi trồng 10 ngày.

+ Bón thúc: Phân đạm và kali bón 2 đợt  trong một năm, bón vào tháng 4-5 và tháng 10-11.

      Năm thứ nhất đến năm thứ 4 bón theo tán lá.

     Từ năm thứ 5 trở đi bón theo băng, rộng 1 m giữa hai hàng cao su đã sạch cỏ. Rạch được xới sâu 5-10cm, để cho phân xuống, sau đó lấp đất lại.

     Rễ cao su nhiều, ăn nông và ăn lên, vì vậy không cần thiết phải xẻ rãnh  quá sâu để bón phân.

     Lượng phân bón thay đổi tuỳ thuộc vào loại đất và mật độ cây. Cao su trồng trên đất đỏ với mật độ 555 cây/ha được khuyến nghị lượng phân bón như sau (đơn vị tính là g/gốc):

 

 

 

N

P2O5

K2O

Năm 1

33g(72 g urê)

36g ( 120g apatit)

16g ( 27g KCl)

Năm 2

66 (144g - )

72g( 341g -)

24g( 40g -)

Năm 3

99 (216 g - )

108g ( 360g- )

36g( 60g -)

Năm 4

132 ( 288g - )

145g ( 486g - )

46g ( 77g -)

Năm 5

165 ( 360g - )

180g (603g -)

54g ( 90g - )

Năm 6

165 ( 360g - )

180g ( 603- )

54g ( 90g - )

Ở trên đất xám lượng phân tăng lên khoảng 20%.

·         Bón cho phân vườn cao su kinh doanh:

Ở thời kỳ này, bón phân cho cao su cần dựa vào kết quả theo dõi sinh trưởng của cây, tình trạng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá, trong quả cao su để xác định lượng phân bón cần thiết và thời gian bón đúng.

 Bảng 10: lượng phân bón cho vườn cao su kinh doanh

 

Năm cạo mủ cao su thứ

1-11

12-25

Mật độ cây/ha

450

350

Loại đất

Đỏ

Xám

Đỏ

Xám

Phân đạm

N(g/cây)

150

180

200

230

Urê(kg/ha/năm)

147

175

152

230

Phân lân

P2O5 (g/cây)

120

150

140

170

Apatit 30% P2O5 ( kg/ha/năm)

180

225

163

198

Phân kali

K2O( g/cây)

150

180

120

150

KCl( kg/ha/năm)

112

135

70

87

Cộng lượng phân bón( kg/ha)

 

439

535

385

460

 

Đối với cao su kinh doanh hàng năm phải được bón N và K. Phân P cần được bón 2 năm 1 lần.

Thời gian bón: Mỗi năm bón 2 đợt: đợt 1 bón 2/3 lượng phân vào đầu mùa mưa( tháng 4-5). Đợt 2 bón 1/3 lượng phân còn lại vào cuối mùa mưa( tháng 10).

Cách bón là rãi thành băng rộng 1-1,5m ở giữa 2 hàng cây cao su, trộn vùi vào đất.

Theo tài liệu của tổng cục cao su, lượng phân bón cho vườn cao su kinh doanh được khuyến nghị như ở bảng 10.

 

 


 

Bón phân cho Điều

 

Những năm gần đây, cây Điều được mở rộng diện tích ở một số tỉnh miền Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Điều vừa là cây công nghiệp dài ngày, vừa là cây ăn quả, vừa là cây giữ đất, chống xói mòn, phủ xanh đất trống.

Cây Điều có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, ở các độ cao khác nhau. Nhưng trồng điều để thu sản phẩm là hạt thì cần chọn nơi đất có độ cao dưới 700m, lượng mưa hàng năm trên 900mm và không có mùa đông lạnh.

Hiện nay, ở nước ta năng suất hạt điều không giống nhau, có cây hàng năm chỉ cho vài kg hạt, nhưng có cây lại cho đến 25-35 kg hạt. Năng suất hạt điều tuỳ thuộc vào sự chăm sóc và bón phân. Lượng phân bón cho điều được khuyến cáo như sau( tính cho 1 gốc điều):

2 00g N( 1.200g SA hay 500g urê).

125g P2O5( 600g supe lân).

125g K2O ( 200g KCl).

   Vườn mới trồng trong những năm đầu bón 1/3 lượng phân trên . Những năm tiếp theo bón theo lượng phân được khuyến cáo.

 

 


 

 Bón phân cho dừa

 

    Dừa cần nhiều kali, đạm.Đạm giúp cây dừa sinh trưởng tốt cho nhiều quả.Kali làm cây cho quả sớm, quả to, nhiều cơm. Lân làm tăng lượng cơm dừa.

     Lượng phân bón cho một gốc dừa như sau:

+ Bón lót: 2-10kg phân chuồng hoặc phân xanh.

1-2 kg bột phôtphorit

0,2-0,5 kg KCl.

+ Bón thúc hàng năm: 1 kg sunfat đạm( SA)

                                     1kg KCl.

Từ năm thứ 6 trở đi bón thêm cho mỗi cây 1,5-2 kg KCl + 1kg sunfat đạm.

   Nếu khi đã bón đầy đủ lượng phân như đã nêu trên đây mà lá dừa vẫn vàng thì nên bón thêm 250g FeSO4 và 100 g ZnSO4 cho 1 cây. Nếu dừa trồng ở những vùng đất xa biển, có thể bón thêm muối ăn ( NaCl) cho dừa.

cuctrongtrot
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 871 137 - Fax: (064) 3 871 137
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu