TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 20/4/2024
Thời sự trong tỉnhTổng quan về xã
Tin Khoa học Công nghệSản phẩmHoạt động UBND xãDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 165407

  CHĂN NUÔI

  Kỹ thuật nuôi chim cút thịt
03/09/2020

 Kỹ thuật nuôi chim cút thịt

Chim cút là loài rất dễ nuôi, có thể thích nghi với tất cả vùng miền ở Việt Nam, do đó, đây là lựa chọn lí tưởng cho những vùng nông thôn kinh tế còn khó khăn và không được thiên nhiên ưu đãi. Nhiều tấm gương đã vươn lên làm giàu, trở thành tỷ phú từ nghề nuôi chim cút ngay trên chính mảnh đất quê hương cằn cỗi, vốn rất khó chăn nuôi trồng trọt của mình.

Các mô hình nuôi chim cút phổ biến

Nuôi chim cút thả vườn

Đây là mô hình nuôi chim cút xuất hiện từ những ngày đầu tiên khi giống chim này mới được nhập về Việt Nam. Mô hình này có đặc trưng là chim cút được khoanh vùng trong một khu vực để sống và phát triển theo bản năng tự nhiên là chủ yếu.

Ưu điểm của mô hình thả vườn là đảm bảo được độ săn chắc của thịt chim và ít tốn chi phí về thức ăn cũng như công chăm sóc. Tuy nhiên, điểm bất lợi là khó quản lý số lượng đàn và dễ bị hao hụt số lượng do các loài gây hại hoặc dễ bị dịch bệnh. Bên cạnh đó, số lượng trứng cũng khó kiểm soát và tỉ lệ hao hụt lớn. Do đó, mặc dù đây là mô hình cho chất lượng thịt cao nhưng ngày càng không được ưa chuộng.

Nuôi chim cút nhốt chuồng

Đây là mô hình thay thế cho cách nuôi chim cút thả vườn và là phương pháp nuôi chim cút phổ biến nhất hiện nay. Mô hình nuôi chim cút nhốt mang lại năng suất rất cao đối với cả 2 sản phẩm khai thác đó là trứng và thịt. Đối với phương pháp nuôi này, tất cả mọi hoạt động của chim đều khép kín và gần như cách ly với môi trường bên ngoài.

Ưu điểm của mô hình này là năng suất kinh tế rất cao vì người nuôi dễ dàng quản lý toàn bộ số lượng trứng, cũng như dễ kiểm tra chất lượng chim để phân loại thành chim sinh sản hoặc chim thịt. Tuy nhiên mô hình này có một nhược điểm là chất lượng thịt không ngon bằng nuôi thả vườn.

Kỹ thuật nuôi chim cút cho năng suất cao

Chọn chim cút giống

Hiện nay có rất nhiều trang trại cung cấp chim cút giống nên việc tìm ra địa chỉ mua là điều không quá khó. Mấu chốt của vấn đề nằm ở cách chọn giống. Sau đây là một số lưu ý cho bà con khi chọn mua chim cút giống.

  • Con trống: Ở loài chim cút thì con trống nhỏ hơn con mái, chọn mua con giống 25-30 ngày tuổi và nặng khoảng 70-90g/con. Khi chọn giống cần chọn những chim nhanh nhẹn, không dị tật, lông mượt da nhẵn, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, lộng ngực vàng hoặc vàng nâu và ngực nở.
  • Con mái: Chọn con mái >100g, cổ nhỏ, lông mượt, lông ngực đốm trắng đen, xương chậu rộng sẽ đẻ tốt, hậu môn nở, đỏ hồng

Hiện nay tại Việt Nam nuôi chủ yếu là chim cút Nhật Bản. Đây là giống chim rất dễ nuôi, sức đề kháng mạnh, sinh sản tốt (đẻ 260 – 300 trứng/năm) trong thời gian dài.

Chuồng nuôi chim cút

Có rất nhiều cách làm chuồng nuôi chim cút với kích thước rất đa dạng. Chim cút rất dễ nuôi nên có thể nuôi trong lồng hoặc vây lưới thép nuôi dưới nền đều được. Sau đây là quy cách chuồng tham khảo được khuyến nghị cho bà con:

  • Kích thước chuồng: 1×0.5x2m làm bằng khung thép hoặc gỗ và lưới vuông 1x1cm để chim dễ di chuyển và tiện vệ sinh. Mỗi chuồng như vậy có thể nuôi 20 – 25 chim cút mái.
  • Nền chuồng nên làm có độ dốc khoảng 3 độ để trứng lăn ra mà không bị bể.
  • Nóc chuồng làm bằng vật liệu mềm vì chim cút hay nhảy nên dễ bị tổn thương phần đầu
  • Khi nuôi số lượng lớn thì các chuồng có thể xếp lên nhau và để khoảng trống 10cm để vỉ hứng phân chim và vệ sinh.
  • Máng thức ăn, nước uống: Làm bằng vật liệu dẻo, dài 0.5m, rộng 5cm, cao 5cm. Đối với chim non có thể nhỏ hơn.

Thức ăn cho chim cút

Mỗi cá thể chim cút trưởng thành ăn khoảng 20g/ngày và uống 50-80ml nước/ngày. Lưu ý là mỗi ngày chim mái sẽ đẻ 1 trứng nên thức ăn phải luôn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và nước luôn là nước sạch.

Thức ăn chủ yếu cho chim cút là cám viên. Người nuôi có thể bổ sung các loại hạt như đậu, kê, cao lương, lúa để vỗ béo. Ngoài ra, cần bổ sung các vitamin và khoáng chất bằng cách trộn vào thức ăn hoặc pha với nước uống để tăng sức đề kháng và duy trì khả năng sinh sản tốt.

Chim cút ăn khá nhiều, mội ngày nên cho ăn 3-4 lần và tập cho đàn chim ăn đúng giờ giấc từ khi mới nở.

Chăm sóc đàn chim

Quá trình chăm sóc chim cút được chia làm 3 giai đoạn:

  • Cút con (1-25 ngày): Chim cút nở ra phải được sưởi ấm ngay để duy trì thân nhiệt. Nhiệt độ sưởi trong tuần đầu là 34 độ và giảm dần mỗi tuần 3 độ đến tuần thứ 4 thì kết thúc. Môi trường nuôi luôn đảm bảo khô thoáng và ấm áp. Thức ăn trong giai đoạn này can62 giàu đạm và vitamin.
  • Cút thịt (25-30 ngày): Khẩu phần giai đoạn này hướng đến mục tiêu vỗ béo nên sẽ giàu tinh bột và ít đạm, để chim ăn tự do cả ngày lẫn đêm đến 40 ngày có thể bắt đầu xuất bán.
  • Cút sinh sản: khẩu phần của cút sinh sản cần đảm bảo đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng để chim đẻ đều. Mỗi ngày cút mái đẻ 1 trứng nên cần phải ăn bù lại khối lượng đó. Cút mái ăn khoảng 25g/ngày.

 

 

http://www.nongdan.com.vn/
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 871 137 - Fax: (064) 3 871 137
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu