TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 25/4/2024
Thời sự trong tỉnhTổng quan về xã
Tin Khoa học Công nghệSản phẩmHoạt động UBND xãDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 165823

  TRỒNG TRỌT

  Phòng trừ sâu hại trên hoa cúc
09/12/2014

Sâu đất: (Agrotis spp.): Loại sâu này thường cắn ngang gốc cây, đặc biệt là cây mới trồng. Chúng thường hoạt động vào ban đêm nên cần phun thuốc vào các buổi chiều tối sau khi đã tưới đất thật ẩm. Sử dụng cypermethrin + profenofos (Polytrin), esfenvalerate (Sumi alpha)… để phòng trừ. Loại sâu phải phun ngay sau khi trồng và chỉ phun 1-2 lần trong tuần đầu tiên.

Hình minh họa

Sâu cắn lá, ngọn (Tortix, spodoptera exigua) : Loại sâu này thường cắn trên lá, ngọn, thân cây và hoa. Phun định kỳ 15 – 20 ngày/lần với esfenvalerate (Sumi alpha), fipronil (Regent), diafenthiuron (Pegasus), permethrin (Map-permethrin)… để phòng trừ. Có thể sử dụng bẫy có chứa các chất dẫn dụ các loại bướm của các loại sâu này để diệt trừ.

Rầy, rệp, bọ trĩ: Thường sinh sống trên lá và ngọn non của cây và hoa, chúng chích hút nhưa cây làm ngọn cây không thể phát triển bình thường được, làm hoa biến dạng, đổi màu. Dùng esfenvalerate methomyl (Lanate), esfenvalerate (Sumi alpha), methidathion (supracide)… phun định kỳ 15 – 20 ngày/lần để phòng trừ.

Nhện đỏ (Tetranychus sp): Có kích thước rất nhỏ sống ở mặt dưới, trên cây, hoa, thường nhện chích hút làm cây kém phát triển, hoa không nở được hoặc bị méo mó. Nhện đỏ thường có khả năng khán thuốc cao nên cần dùng các loại thuốc đặc trị và phải thường xuyên luân phiên thay đổi. Sử dụng chlorophenyl (Kelthane), diafenthiaron (Pesasus), cypermethrin + profenofos (Polytrin), hexythiazox (Nissorun), propargite (Comite), abametin (Vectimec), fenpyroxiate (Ortus), emamectin benzoate (Hootox)… phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần để phòng trừ.

Ruồi đen (Liriomyza spp): Loại ruồi này thường thích chích hút và đẻ trứng trên lá. Ấu trùng nở từ trứng đục lá tạo nên các đường rãng ở mặt dưới của lá. Dùng abamectin (Tập kỳ), methidathion (Supracide), esfenvalerate (Sumi alpha), imdacloprid (Confidor), cyromazine (Trigard), azadiarachtin (Neem nim)… phun định kỳ 5 – 7 ngày/lần để phòng trừ.

Cày xới, chuẩn bị đất kỹ và phun thuốc diệt nhộng của loại ruồi này trước khi trồng. Có thể kết hợp treo bẫy vàng để bắt loại ruồi này.

 
TTKNKN BR-VT
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 871 137 - Fax: (064) 3 871 137
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu