TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 10/10/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Nông thôn mới
Họat động UBNDNông nghiệpDịch vụ
Nữ công gia chánh
Tin thời sự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Tập huấn giới thiệu trạm khoa học công nghệ

Hình tập huấn

Nông Thôn Mới

Tiếp Xúc Cử Tri

Lượt truy cập: 289465
  TÀI LIỆU KHCN

  Dùng kiến vàng hạn chế mật độ sâu hại
12/11/2013
Việc dùng kiến vàng để khống chế mật số của sâu hại, trong chuyên môn người ta gọi là biện pháp sinh học. Đây là một kinh nghiệm dân gian đã có từ thế kỷ thứ IV ở miền Nam Trung Quốc. Tại đây, sau này người ta đã ghi nhận: nếu vườn cam quýt có kiến vàng thì tỷ lệ trái bị rụng do bọ xít xanh (Rhynchocoris Humeralis) thấp hơn vườn có dùng thuốc hóa học là 60% và thấp hơn vườn không phun thuốc là 44%. ở nước ta, nhiều nhà vườn cũng đã biết cách sử dụng kiến vàng để phòng trù sâu bệnh trong vườn cây ăn trái (nhất là ở những vùng trồng cam quýt). Họ cho hay, nhờ thả kiến vàng mà các vườn cam quýt đã đỡ tốn kém tiền mua thuốc trừ sâu và công phun xịt rất nhiều, đã thế còn làm cho trái cam quýt bóng hơn, ăn ngọt hơn và có nhiều nước hơn. Sự có mặt của kiến vàng còn có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của kiến hôi (Dolichodorus thoracicus), một loài kiến mà theo bà con trồng vờn thì nếu chúng có mặt nhiều trong vườn cam quýt sẽ làm cho trái bị sượng và khô nước.
Theo kết quả hợp tác nghiên cứu với chuyên gia nước ngòai của tiền sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc (Trường Đại học Cần Thơ) thì kiến vàng có khả năng không chế sự bộc phát của bọ xít xanh, sâu xanh hại cam quýt, hạn chế sự gây hại của sâu vẽ bùa và rầy mềm, giới hạn sự bộc phát của rầy chổng cánh, qua đó gián tiếp hạn chế bệnh vàng lá Greening trên cây cam quýt. Còn theo kết quả nghiên cứu của kỹ sư Vũ Đức Huề (Trung tâm BVTV phía Nam) cách nay vài năm, thì nếu có trên 50 con kiến vàng trong một cây cam (4-5 năm tuổi) chúng sẽ có khả năng khống chế được mật số của rầy mềm, rệp sáp và sâu vẽ bùa.
Trong tự nhiên, kiến vàng có mặt khá phổ biến trên nhiều loại cây ăn trái, tuy nhiên mật số thường không cao, nhất là ở những vườn đã phun xịt quá nhiều thuốc trừ sâu thì hầu như kiến vàng đã bị tuyệt chủng. Qua thư bạn cho biết, vườn cam sành nhà bạn có khá nhiều kiến vàng, chứng tỏ người chủ cũ của nó đã sử dụng thuốc trừ sâu không nhiều, đó là một điều hết sức thuận lợi cho bạn trong việc phát triển đàn kiến vàng trong vườn nhà mình. Muốn phát triển đàn kiến vàng, ngoài việc bạn phải giảm tối đa sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ số kiến vàng hiện có, bạn cần thu thập thêm kiến vàng ở những cây khác đem về thả vào vườn nhà mình. Về cách làm, bạn có thể tiến hành như sau: chịu khó đi tìm những cây có lá to như mãng cầu xiêm, bình bát, bưởi, xoài, mận… để tìm kiếm tổ kiến, sau đó dùng bao vải hoặc bao xác rắn… bao trùm kín hết cả tổ kiến lại, cột chặt miệng bao rồi dùng dao hoặc kéo cắt cành, cắt lấy tổ kiến đem về thả lên cây trong vườn nhà mình, bằng cách treo các tổ kiến lên các chãng hai của cây phải gần tán lá. Trước khi thả, nếu trên cây đang có sẵn kiến hôi hay kiến vàng cũ thì bạn phải thả kiến mới từ trên ngọn cây để kiến miớ đi chuyễn dần từ trên ngọn xuống xua đuổi kiến cũ bò xuống góc rồi bò sang cây khác. Để “giữ chân” số kiến mới này bạn nên bổ sung thêm thức ăn nhân tạo bằng cách treo ruột gà, ruột vịt, đầu cá, đầu tôm… lên cây để kiến có thức ăn thêm. Sau khi thả kiến, bạn dùng dây nilon giăng giữa các cây với nhau để kiến có thể di chuyển sang cây khác kiếm mồi.
Kinh tế Nông thôn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 872 118 - Fax: (84.064) 3 872 118
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu