TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 27/4/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Nông thôn mới
Họat động UBNDNông nghiệpDịch vụ
Nữ công gia chánh
Tin thời sự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Tập huấn giới thiệu trạm khoa học công nghệ

Hình tập huấn

Nông Thôn Mới

Tiếp Xúc Cử Tri

Lượt truy cập: 268446
  TRỒNG TRỌT

  BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH ỐC BƯU VÀNG HẠI CHO CÂY LÚA
14/08/2020

1. Đặc điểm của Ốc bươu vàng.

Ốc bươu vàng (viết tắt: OBV) rất thích ăn lá non và lá bánh tẻ. Lúa non bị ốc ăn sẽ không thể phục hồi được vì khi cắn ngang thân cây lúa, khi di chuyển loài ốc này còn tiết ra loại chất nhờn bám vào vết cắn, khiến cây lúa không thể tiếp tục sinh trưởng và phát triển được.

Bên cạnh đó, chúng lại sinh sản rất nhanh, một con cái có thể đẻ 2 lần/tháng, mỗi lần 500 trứng; ốc 2 tháng tuổi đã bắt đầu sinh sản và có thể sống tới 4-6 năm. Trứng OBV sau khi đẻ được khoảng 12 - 14 ngày thì nở ra OBV con và sau 2 ngày nở chúng đã di chuyển được để tự kiếm ăn. 

OBV là loại phàm ăn, ăn khỏe, ăn liên tục cả ngày đêm. Trên ruộng lúa chúng ăn từng đám, tập trung ăn nhiều ở ruộng trũng, ruộng lúa non, lúa mới cấy, lúa gieo thẳng, … Trường hợp ruộng bị hạn, nước trong ruộng khô kiệt, OBV có thể sống vùi mình xuống lớp đất sâu sống tiềm sinh hàng tháng vẫn không chết.

Để chủ động trong phòng trừ sự gây hại của OBV, UBND thị trấn Đất Đỏ xin thông báo đến bà con nông dân một số biện pháp phòng trừ như sau:

2. Biện pháp phòng trừ:

         Biện pháp canh tác:

         Phơi ải đất sau khi thu hoạch, rắc vôi bột với lượng 50-70kg /1.000mđể diệt ốc hoặc 20 – 40kg / 1.000 m2 lân Văn Điển để hạn chế ốc sinh sản.

Phát động chiến dịch tiêu diệt ốc bươu vàng trên địa bàn; bắt ốc và thu gom ổ trứng đem tiêu hủy.

Dùng dây lá khoai lang, khoai sọ, đu đủ, sơ mít bó thành mớ thả xuống nước dọc theo bờ để dẫn dụ ốc đến rồi thu bắt.

Cắm que, cọc làm giá để ốc leo lên đẻ trứng rồi thu trứng.

Thả vịt vào ruộng để diệt trứng ốc.

Làm rãnh sâu 20cm để thoát nước xung quanh và rãnh hình xương cá trong ruộng, rút dần nước nhằm tập trung ốc vào rãnh để bắt hoặc phun thuốc.

Biện pháp hóa học:

Tiến hành phòng trừ khi mật độ ốc bươu vàng từ trên 3 con/m2 trở lên bằng một số loại thuốc:

Hoạt chất Niclosamide (SNAILICIDE 700WP, …);

Hoạt chất Metaldehyde (PILOT 19B, TOMAHAWK 4GR, …)

Hoạt chất Niclosamide-olamine (CLODAN SUPER 700WP, DIOTO 830WG, AMANI 70WP);

Cách sử dụng:

 Với lúa sạ, sau khi lúa đã mọc 7 ngày cho nước ngập lâm xấp (3 – 5cm) phun một trong các loại thuốc hóa học trừ ốc bươu vàng hoặc trộn chung với phân rãi lần một cho lúa với nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì thuốc.

Với lúa cấy: Trước khi cấy hoặc ngay sau khi cấy tháo cạn xâm xấp nước phun thuốc diệt ốc cho lúa, sau 24 giờ phun thuốc mới cho thêm nước để cấy hay dưỡng lúa.

Đồng thời cần lưu ý sau khi phun (rải) thuốc phải giữ mực nước trong ruộng từ 3-5 cm trong thời gian từ 5-7 ngày; Không để nước thuốc rò rỉ xuống khu vực nuôi trồng thủy sản. Nên phun hoặc rãi thuốc vào lúc sáng sớm hay chiều mát là lúc OBV hoạt động mạnh nhất để tăng hiệu quả của thuốc.

Trên đây là thông báo quy trình phòng trừ Ốc bươu vàng gây hại cây lúa, xin thông báo đến quý bà con nhân dân được biết để phòng ngừa./.

 

Minh Tuấn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 872 118 - Fax: (84.064) 3 872 118
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu