TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Tư, 11/9/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 337892
  TÀI LIỆU KHCN

  Người giáo viên tâm huyết với con gà Lạc Thủy
14/11/2019

Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, anh Vũ Tiến Sỹ trở thành giáo việc của Trường THCS xã An Bình, huyện Lạc Thủy. Tưởng như đã đạt được ước mơ sau nhiều năm nỗ lực học tập thì anh Sỹ sẽ yên tâm công tác nhưng anh lại nung nấu ý tưởng phát triển con gà Lạc Thủy tại mảnh đất quê hương mình.

Năm 2002, với đồng vốn tích góp được sau mấy năm làm việc, cộng thêm vay mượn của người thân, anh tiến hành cải tạo và quy hoạch lại vùng đất vườn đồi của gia đình và mua thêm vùng đất cằn cỗi sản xuất kém hiệu quả của người dân xung quanh để thuận lợi cho việc phát triển trang trại lâu dài. Với kinh nghiệm sẵn có từ gia đình, anh quyết định chọn nuôi gà thịt để khởi đầu.

Sau khi xây dựng chuồng trại xong, anh đưa vào thả nuôi lứa đầu tiên với 2.000 con gà thịt. Mọi chuyện dường như rất suôn sẻ cho đến khi đàn gà thịt gần xuất chuồng thì bỗng nhiên xuất hiện dịch bệnh ồ ạt làm gà chết rất nhiều. Do không thể khống chế và điều trị được dịch bệnh cho đàn gà nên anh buộc phải tiêu hủy hàng ngàn con, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Đầu tư bao nhiêu mà không thu về được mấy làm cho anh gần như trắng tay ở lứa chăn nuôi đầu tiên này.

Thất bại ngay từ lần đầu khiến anh cảm thấy mệt mỏi và hoang mang; gia đình và người thân cũng rất lo lắng cho việc làm ăn của anh. Hằng ngày đi ra đi vào trang trại, nhìn hệ thống chuồng nuôi trống rỗng, anh lại tiếp tục suy nghĩ và tính toán cho chặng đường tiếp theo. Và rồi anh quyết tâm làm lại từ đầu, tiếp tục vay vốn để tổ chức chăn nuôi trở lại.

Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân gây ra dịch bệnh tại chuồng trại, anh cho rằng do anh chưa làm tốt công tác vệ sinh thú y, tiêu độc khử trùng chuồng trại, tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi… Vì thế, lần này anh đã tiến hành làm kỹ công tác vệ sinh, tiêu độc, xử lý chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi trước khi mua giống. Lứa này, anh thả nuôi 3.000 gà thịt và 1.200 gà ta đẻ trứng, đầu tư máy ấp trứng… Để giảm thiểu rủi ro như lần trước, anh áp dụng quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt ngay từ đầu. Và kết quả chăn nuôi lần này là khá tốt. Anh xuất bán đàn gà thịt sau 4,5 tháng cho thu lãi gần 100 triệu đồng. Đàn gà đẻ mỗi ngày cho khoảng 1.200 quả trứng giống được anh chuyển sang máy ấp trứng để bán gà giống cho bà con chăn nuôi trong vùng.

Trang trại nuôi gà của anh Sỹ

 

Thành công nối tiếp thành công. Anh tiếp tục mở rộng quy mô đàn, đầu tư hệ thống 3 máy ấp trứng có công suất 6000 quả, mỗi ngày anh cho ra lò trên 1000 gà con, sau khi trừ chi phí mỗi tháng anh lãi khoảng 60 triệu đồng. Ngoài việc đầu tư cho sản xuất tại trang trại, anh còn kết hợp mở thêm cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi để phục vụ bà con trong vùng. Trung bình mỗi tháng, doanh thu từ việc kinh doanh thức ăn chăn nuôi đạt khoảng 200 – 250 triệu đồng. Các hộ chăn nuôi trong vùng đến mua hàng đều được anh giao hàng tận nơi và cho trả chậm, sau khi xuất bán lợn, gà thì mới thu tiền. Bên cạnh đó anh còn tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm trong phòng và chữa bệnh để chăn nuôi có hiệu quả và bền vững. Kết hợp vừa sản xuất, vừa kinh doanh, mỗi năm anh Huỳnh mang về cho mìn h khoản lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng.

Trong năm 2019 anh thành lập Hợp tác xã với mong muốn tìm đầu ra ổn định cho gia đình, cũng như các hộ sản xuất nuôi gà Lạc Thủy tại địa phương. Anh đã liên kết với doanh nghiệp ở Hà Nội đưa gà Lạc Thủy vào các siêu thị ở Hà Nội, cũng như đưa gà giống giới thiệu các tỉnh bạn trong cả nước.  

 

Anh Sỹ  (áo trắng) đang hướng dẫn các hộ chọn gà giống tại trại ấp của gia đình

 

Nói về mô hình sản xuất, kinh doanh của anh Lê Tiến Sỹ, ông Quách Công Mười – Phó Chủ tịch xã An Bình cho biết: “Đây là mô hình làm kinh tế trang trại thuộc diện lớn nhất xã và làm ăn có hiệu quả. Bản thân anh Sỹ là người táo bạo, dám nghĩ, dám làm. Ngoài việc sản xuất, kinh doanh, anh luôn tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, cộng đồng tại địa phương”.

Qua câu chuyện của anh Vũ Tiến Sỹ cho thấy, chăn nuôi là một lĩnh vực vốn có nhiều tiềm năng nhưng cũng có những  rủi ro nhất định như dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cá thị trường bấp bênh, khó lường. Tuy nhiên nếu người chăn nuôi quyết tâm áp dụng khoa học kỹ thuật, năng động, sáng tạo trong tìm kiếm thị trường thì chắc chắn sẽ đạt được thành công.

 

Hà Cao, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu