TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 4/10/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 340760
  TÀI LIỆU KHCN

  Quảng Bình: “Kiện tướng” dẫn tinh viên
22/05/2014

Mặc dù đã hẹn trước với anh, nhưng chốc chốc hai chiếc điện thoại trong túi anh lại đổ chuông bởi vì khi thì khách hàng từ Ba Đồn mời sang thụ tinh nhân tạo cho lợn, lúc thì có đồng đội cũ ở tận trong Lệ Thủy điện thoại nhờ tư vấn kỹ thuật chăn nuôi bò, cho nên mất cả buổi sáng ngồi chờ, tôi vẫn chưa trò chuyện được với anh. Bất đắc dĩ tôi đành phải lên xe đi theo anh để vừa xem Thiệu “tác nghiệp”, vừa hiểu thêm về công việc hàng ngày của anh.

 

Nỗ lực vượt khó

 

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở xã Quảng Hoà, Quảng Trạch, Quảng Bình. Học hết lớp 7, Nguyễn Xuân Thiệu ở nhà làm thợ mộc kiếm sống. Năm 1977, anh nhập ngũ vào một đơn vị bộ đội tình nguyện sang Cămpuchia đánh quân diệt chủng Pônpốt. Trong một trận chiến đấu ác liệt tại chiến trường đất bạn, anh bị thương nặng với tỷ lệ thương tật 81%. Năm 1990, anh xuất ngũ ra quân với quân hàm thượng sỹ.


Xuất ngũ trở về, do sức khỏe yếu, Nguyễn Xuân Thiệu đi học nghề may, rồi sau đó làm nghề vá xe đạp kiếm sống. Thấy nghề vá xe khó có thể giúp vợ con khá lên được, thế là anh đăng ký theo học lớp sơ cấp thú y do huyện mở để tính chuyện “mần ăn” lâu dài. Lần đầu tiên được học về chăn nuôi, thú y, Thiệu mới mang máng biết được thế nào là thụ tinh nhân tạo, thế nào là con giống F1, thế nào là chăn nuôi theo lối công nghiệp. Học được nhiều kiến thức chăn nuôi, thú ý nhưng Thiệu thấy mình vẫn còn thiếu nhiều thứ. Vì thế, tranh thủ buổi tối, anh cùng với mấy thanh niên lớn tuổi trong xã vượt sông sang thị trấn Ba Đồn học bổ túc văn hoá. Tốt nghiệp sơ cấp thú ý và cấp ba, Thiệu tiếp tục đăng ký học lên và anh đã có trong tay tấm bằng trung cấp chăn nuôi thú y.


Trở thành "kiện tướng" dẫn tinh viên


Danh hiệu “kiện tướng” dẫn tinh viên của Thiệu không phải do một cơ quan chức năng nào đó cấp cho anh, mà chính là người chăn nuôi ở vùng Bắc Quảng Bình đã trìu mến, kính trọng gọi anh như thế để ghi nhận công lao của anh đối với ngành chăn nuôi ở đây.

 

Mỗi năm gia đình anh Thiệu có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng từ dịch vụ thụ tinh nhân tạo cho bò và cho lợn.


Năm 1993, cùng với số tiền tích cóp được từ mấy năm vá xe đạp và vay mượn thêm đồng đội cũ, Thiệu cầm 5 triệu đồng nhảy xe đò ra Viện Chăn nuôi Trung ương mua 2 con lợn đực giống về nuôi. “Khi tui đưa 2 con lợn đực giống về, nhiều người trong vùng cho rằng tui liều, khi dám cả gan đem cả gia tài đi rước mấy con vật to quá cỡ này về thì lấy gì để mà nuôi cho nổi. Mặc ai nói gì thì nói, là người được đào tạo bài bản về chăn nuôi, thú y, tôi vẫn tin chắc rằng mình sẽ thành công”.


Để có thể giúp người chăn nuôi trong thôn, trong xã thay đổi quan niệm và cách thức chăn nuôi tự phát, tự thụ tinh cho lợn không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, Thiệu luôn nhiệt tình tư vấn, giúp đỡ các hộ chăn nuôi mỗi lần lợn của họ bị bệnh mặc dù những hộ chăn nuôi đó chưa tìm đến dịch vụ của anh. Tuy nhiên, thấy Thiệu có kiến thức chắc chắn, tính tình lại cương trực, thật thà, cho nên từ chỗ chỉ một vài hộ nuôi lợn trong thôn, trong xóm tìm đến dịch vụ của anh, dần dần người chăn nuôi trong xã đã tìm đến Thiệu khi họ có nhu cầu phối giống lợn.

 

Buổi ngày làm dịch vụ phối giống lợn, đêm về Nguyễn Xuân Thiệu lại chong đèn nghiên cứu các loại tài liệu để bổ sung thêm kiến thức cho bản thân. Nhờ đó anh ngày càng nắm vững và làm chủ được các kỹ thuật cần thiết, kỹ thuật mới phục vụ cho công việc của mình. “Tiếng lành đồn xa”, sau hai năm đầu khởi nghiệp đầy khó khăn, thử thách, đến năm 1995, dịch vụ phối giống lợn của Thiệu không chỉ phát triển ở Quảng Trạch mà còn mở rộng đến tận Bố Trạch, hai huyện miền núi Tuyên Hoá, Minh Hoá xa xôi và mở rộng ra đến tận huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Cuối năm đó, vợ chồng anh đã trả xong món nợ 5 triệu đồng và bắt đầu có được một ít vốn tích lũy.

 


Chưa dừng lại với những thành công ban đầu, năm 2005, Thiệu quyết định mở điểm thụ tinh nhân tạo bò và lợn tại thị trấn Ba Đồn, để cung cấp dịch vụ cho khu vực phía Bắc của huyện.


Là người đầu tiên có công đưa cây cỏ VA06 về trồng thử nghiệm thành công, Thiệu vừa mở rộng diện tích vườn cỏ để phục vụ cho nghề chăn nuôi của gia đình, vừa tích cực tuyên truyền, vận động người nông dân trong vùng mở rộng diện tích trồng cỏ để phát triển đàn bò. Nhận thấy nhu cầu thụ tinh nhân tạo cho bò ngày càng lớn, năm 2006, anh đã mở thêm điểm dịch vụ tại khu vực vùng nam Quảng Trạch, rồi sau đó lần lượt các điểm dịch vụ ở Tuyên Hoá, Minh Hoá cũng được ra đời.

 

Từ dịch vụ thụ tinh nhân tạo cho bò và cho lợn, mỗi năm gia đình anh có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng. Và quan trọng hơn, anh chính là người có công rất lớn góp phần cải tạo được 90% đàn lợn trên địa bàn huyện Quảng Trạch, cũng như đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi gia súc đến với hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá, tạo công ăn việc làm cho 36 cộng tác viên trên địa bàn tỉnh, với mức thu nhập ổn định từ 1,2 đến gần 2 triệu đồng/người/tháng, trong đó hầu hết là người nghèo, bộ đội xuất ngũ, phục viên và con em của họ.

    Hiện nay với tổng số 10 điểm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, bình quân mỗi năm Nguyễn Xuân Thiệu cung ứng ra thị trường từ 18.000 - 20.000 liều tinh trùng bò lai và lợn siêu nạc, với tỷ lệ phối đạt kết quả trên 80%. Trong hội thi bê lai lần thứ nhất, anh đã vinh dự được tặng danh hiệu “Dẫn tinh viên xuất sắc” của huyện Quảng Trạch. Anh cũng là người tiên phong đưa cây cỏ VA06 về trồng thử nghiệm thành công tại địa phương.

 
Là một người có nhiều năm gắn bó với nghề chăn nuôi, ngay khi mới bắt đầu khởi nghiệp, Nguyễn Xuân Thiệu luôn trăn trở, suy nghĩ và tìm cách để hạn chế tối đa ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đối với môi trường. Năm 2000, sau một chuyến tham quan học hỏi ở Hà Nội trở về, anh chính là người đi tiên phong ở huyện Quảng Trạch đầu tư tiền xây dựng bể biogas vừa phục vụ cho chăn nuôi, vừa có thêm nguồn chất đốt phục vụ sinh hoạt của gia đình. Từ hiệu quả thiết thực của bể biogas mang lại, anh đã tuyên truyền, vận động cũng như tư vấn, giúp đỡ nhiều hộ chăn nuôi trong xã, trong huyện xây dựng mô hình này, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi.
Với những nỗ lực vượt khó và sự đóng góp quan trọng đối với cộng đồng, anh thương binh Nguyễn Xuân Thiệu đã vinh dự được tham dự Hội nghị thi đua yêu nước lần thứ 3 giai đoạn 2006 - 2010, Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng năm 2012 do tỉnh tổ chức; Hội nghị toàn quốc biểu dương những người khuyết tật tiêu biểu năm 2013...

Theo http://www.khuyennongvn.gov.vn/ ngày 14/5/2014
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu