TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 19/3/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 310723
  TÀI LIỆU KHCN

  Lâm Đồng: Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất rau theo hướng hữu cơ
24/01/2015
Lâm Đồng: Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất rau theo hướng hữu cơ

Hợp tác xã Xuân Lộc thành lập năm 2009, đến nay với 5 năm hoạt động đã có nhiều đổi mới. Khi mới thành lập chỉ có 07 thành viên tham gia, hợp tác xã chỉ hoạt động cầm chừng với số lượng hàng hóa hạn chế, đầu ra cho các sản phẩm chưa có, hàng hóa hoạt động chưa theo nguyên tắc, vẫn theo hình thức mạnh ai người đó sản xuất và tự tiêu thụ. Sau một thời gian hoạt động, Ban Chủ nhiệm Hợp tác xã nhận thấy hoạt động theo hình thức như vậy là không hiệu quả và đã bắt tay vào liên hệ, tìm đầu ra cho các sản phẩm sản xuất ra, có kế hoạch hoạt động cụ thể cho Hợp tác xã và từng xã viên.

    Với định hướng đúng, Hợp tác xã Xuân Lộc đến nay đã có nhiều đổi mới, số xã viên tham gia vào Hợp tác xã đã lên đến 40 thành viên, diện tích đất sản xuất của các xã viên Hợp tác xã lên đến 20 ha/25hộ, và thời gian tới sẽ mở rộng thêm diện tích đất sản xuất của các hộ còn lại, đầu ra cho các sản phẩm rau của Hợp tác xã đã ổn định, cung cấp cho hệ thống siêu thị Metro, Co.opmart, chợ đầu mối thành phố Hồ Chí Minh…

Với những hoạt động có hiệu quả như trên, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã chọn Hợp tác xã Xuân Lộc để thực hiện mô hình “Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ”. Tiêu chí để chọn các xã viên của Hợp tác xã tham gia mô hình là các hộ sản xuất rau an toàn được chứng nhận VietGAP để chuyển sang sản xuất rau theo hướng hữu cơ. Quy mô thực hiện mô hình là 1ha/5 hộ. Các loại rau trồng trong mô hình là súp lơ xanh 0,7 ha, sú Nova 0,2 ha, pó xôi 0,1 ha. Mô hình được các xã viên trong hợp tác xã hưởng ứng nhiệt tình, vì đây là cơ hội để họ được thử nghiệm và có hướng thay đổi trong sản xuất theo hướng hữu cơ trong thời gian tới.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, người trực tiếp thực hiện mô hình cho biết: “Trong các loại rau trồng thử nghiệm thì rau pó xôi cho hiệu quả kinh tế cao nhất do trồng trong nhà kính, từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 30-35 ngày, đạt lợi nhuận trên 9 triệu đồng/1.000m2. Còn các loại rau trồng ngoài trời thì rau súp lơ xanh có thời gian sinh trưởng (75-85 ngày) ngắn hơn nhưng cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với sú Nova (90-95 ngày), rau súp lơ xanh đạt gần 15 triệu so với sú Nova gần 7,5 triệu”.

Thương lái đang thu mua lơ xanh tại mô hình trồng thử nghiệm.

Ông Trần Văn Phúc là chủ hộ tham gia mô hình cho biết: “Sản xuất rau theo hướng hữu cơ năng suất giảm nhưng giá thành cao, cải tạo và tăng độ phì cho đất làm cho đất không bị chai do dùng phân bón vi sinh và phân chuồng. Năng suất các loại rau sản xuất theo hướng hữu cơ thấp hơn năng suất canh tác thông thường từ 20-30%, tuy nhiên giá bán ký hợp đồng tiêu thụ cao hơn 30-50% so với sản xuất thông thường. Do đó, hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ vẫn cao hơn canh tác thông thường từ 10-20%”.

Các hộ tham gia mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ như: hộ gia đình ông Hiển, ông Phúc, ông Đức, ông Phương, ông Hùng…, bước đầu đã thay đổi được một phần thói quen sản xuất thông thường, và trong thời gian tới cần phải thay đổi hoàn toàn thói quen trồng rau. Chẳng hạn như, việc diệt sâu, rầy, nếu bình thường thấy sâu, rầy là bà con dùng thuốc bảo vệ thực vật, nhưng khi tham gia mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ bà con phải làm quen với việc sử dụng bẫy dính, bẫy dẫn dụ, sử dụng các loại cây xua đuổi để xử lý. Ngay rác thải phát sinh trong quá trình canh tác, bà con cũng phải học thói quen thu gom, xử lý triệt để chứ không vứt bỏ bừa bãi như trước kia. Và những yêu cầu khác của trồng rau hữu cơ như làm đất, quản lý ghi chép, sổ nhật ký sản xuất, kế hoạch thăm đồng… , giúp người nông dân hình thành những thói quen mới, phù hợp với canh tác an toàn.

Ông Trần Văn phúc, Chủ nhiệm HTX Xuân Lộc, đơn vị bao tiêu sản phẩm cho biết:  "HTX đã cung cấp rau hữu cơ này cho siêu thị với giá cao hơn 30% so với rau bình thường. Hiện nay muốn vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh thì rau phải có chứng nhận VietGAP, nếu không chỉ có thể bán trôi nổi, giá bấp bênh. Riêng rau hữu cơ có bao nhiêu chúng tôi cũng mua hết do nhu cầu của người tiêu dùng là rất lớn, giá rau hữu cơ cao hơn giá rau thông thường trung bình khoảng 30%”

Việc hình thành vùng chuyên canh rau hữu cơ cần có nhiều thời gian để thay đổi về nhận thức, về tập quán sản xuất của người nông dân thì sản xuất rau theo hướng hữu cơ không còn là vấn đề khó.

Theo ông Lê Công Hoan, Phòng Trồng trọt - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng: “Đây là Hợp tác xã đầu tiên thực hiện mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ. Ở các huyện khác chưa có mô hình này. Mô hình thực hiện đã giảm được một lượng lớn việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm có đầu ra, các xã viên của Hợp tác xã yên tâm sản xuất. Đây là mô hình cần được nhân rộng cho bà con nông dân trong thời gian tới”.

Ông Nguyễn Minh Trường - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng khẳng định: “Chuyển từ trồng rau theo phương pháp truyền thống sang trồng rau theo hướng hữu cơ sẽ là tất yếu với vùng rau Đà Lạt. Nguyên nhân chính là rau hữu cơ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và an toàn cho người tiêu dùng, canh tác theo hướng hữu cơ là phương pháp canh tác bền vững, giúp bảo vệ sức khỏe cho người nông dân. Sau nhiều năm chạy theo số lượng, nghề rau Đà Lạt sẽ cần chuyển dần sang việc chú trọng tới chất lượng và bảo vệ môi trường. Và hình thành được vùng chuyên canh rau hữu cơ, đó chính là mục tiêu của mô hình, là cơ hội có được thu nhập cao, đồng thời giữ được môi trường sống bền vững cho người nông dân".

Thanh Phương - Bùi Hằng-Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu