TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 19/3/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 310844
  TÀI LIỆU KHCN

  Yên Bái: Gương nông dân trẻ thu nhập 500 triệu đồng mỗi năm
04/06/2015
Đến xã Việt Hồng - một trong những xã khó khăn của huyện Trấn Yên để tìm hiểu về phong trào nông dân phát triển kinh tế, chúng tôi được giới thiệu về trang trại chăn nuôi trồng trọt tổng hợp lớn nhất ở đây. Đó là mô hình chăn nuôi, trồng cây ăn quả trị giá hơn 2 tỷ đồng của gia đình nông dân trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Bản Quán.

Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình kinh tế tổng hợp trồng cây ăn quả và chăn nuôi gà trọi, Tuấn Anh cho biết, những thành quả có được ngày hôm nay là quá trình dài vượt lên khó khăn, vất vả với biết bao mồ hôi, nước mắt. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, đất rộng, người neo, thêm vào đó lại không có hiểu biết về khoa học kỹ thuật nên bao năm nay diện tích đất đồi nhà anh luôn trong tình trạng hoang hóa. Kinh tế gia đình chủ yếu trông vào hơn 1 ha lúa và ít diện tích cây rừng trồng năng suất thấp. Tốt nghiệp THPT, cũng như bao thanh niên nông thôn khác, Tuấn Anh băn khoăn tìm hướng đi cho bản thân.

Là con cả trong gia đình có 2 anh em, thương bố mẹ già vất vả, lại tiếc diện tích rừng hoang hóa của gia đình, anh quyết định ở lại địa phương phát triển kinh tế. Được biết 1 vài năm trở lại đây tại Văn Chấn có rất nhiều nông dân vươn lên làm giàu nhờ trồng cam, chanh. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, anh được biết kỹ thuật trồng cây cam, cây chanh rất khó. Không ngại khó, ngại khổ và nhận thức được muốn thành công phải có kiến thức, nắm rõ khoa học công nghệ và phương pháp trồng, Tuấn Anh quyết định lặn lội lên nông trường Văn Chấn để xin học cách trồng và chăm sóc 2 loại cây này. Nắm được lý thuyết về cách trồng và chăm sóc, anh lại tiếp tục đi đến các mô hình trong và ngoài tỉnh về học hỏi kinh nghiệm thực tế và tìm giống cây phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Sau quá trình tìm tòi, Tuấn Anh trở về khai hoang gần 5 ha diện tích đất đồi của gia đình để trồng 1000 cây cam sành, 400 cây cam đường canh và 2000 gốc cây chanh đào tứ thời. Thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm lại là người tiên phong trong việc trồng giống cây mới tại địa phương nên anh và gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ của cán bộ khuyến nông địa phương và nông trường Văn Chấn nên anh cùng dần khắc phục được những khó khăn và thành thục phương pháp chăm sóc cây.

Sau 4 năm từ khi bắt tay vào trồng, đến nay diện tích cam, chanh của gia đình anh đang phát triển tốt. Mỗi năm diện tích cam của anh cho thu hoạch gần 1,5 tấn quả. Với giá bán bình quân tại gốc là 15.000 đồng/kg cam sành, 30.000 đồng/kg cam đường canh, chỉ tính riêng cây cam 1 năm đã đem lại cho gia đình anh thu nhập hơn 200 triệu đồng. Cộng với hơn 100 triệu thu nhập từ 4 vụ thu hoạch chanh đã khiến cho kinh tế gia đình anh được cải thiện đáng kể.

Là một nông dân năng động, sáng tạo cùng với sự say mê tìm tòi học hỏi và áp dụng cái mới, nên năm 2013, Tuấn Anh tiếp tục tìm hiểu và đưa vào trồng thử nghiệm giống thanh long ruột đỏ. Nhận thấy giá trị kinh tế của loại cây này, anh mạnh dạn chuyển đổi 1,5 ha diện tích lúa kém năng suất của gia đình sang trồng thanh long. Sau 2 năm đầu chăm sóc, 1000 gốc thanh long đã cho thu hoạch vụ đầu tiên với giá trị kinh tế hàng chục triệu đồng và hứa hẹn sẽ cho năng suất cao hơn vào những vụ tiếp theo. Cùng với thành công trong việc trồng cây ăn quả, Tuấn Anh còn phát triển chăn nuôi hơn 100 con gà chọi chất lượng cao để bán giống và phục vụ nhu cầu của người chơi chọi. Tính trung bình tổng thu nhập mà mô hình kinh tế tổng hợp của người nông dân trẻ này lên tới hơn 500 triệu đồng/năm.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, mô hình kinh tế của Tuấn Anh còn đem lại công ăn việc làm cho hàng chục lao động thời vụ tại địa phương và là điểm sáng cho những người dân (đặc biệt là các bạn đoàn viên thanh niên) trong thôn, trong xã đến học tập làm theo.

Nhìn diện tích cây ăn quả đang độ phát triển tốt, hứa hẹn cho 1 vụ mùa bội thu sắp tới, Tuấn Anh tự hào chia sẻ muốn thành công không khó, quan trọng là phải biết tìm tòi học hỏi, không ngại khó ngại khổ, phải nắm chắc và áp dụng khoa học những kiến thức liên quan đến cách trồng, chăm sóc loại cây, con của mình để có thể chủ động phòng tránh bệnh tật, bón phân hợp lý thì mới có năng suất cao. Người nông dân trẻ này cũng chia sẻ một trong những động lực để anh gặt hái nhiều thành công là xây dựng mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao nhằm nhân rộng và hướng dẫn cho mọi người học tập, làm theo để cùng nhau thoát nghèo.

Nguyễn Thị Minh Phượng - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu