TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 19/3/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 310798
  TÀI LIỆU KHCN

  Yên Bái: Trồng lan rừng trong phố
04/06/2016
Lan là một trong những loài hoa đang được gây trồng và phát triển nhiều ở thành phố Yên Bái. Vòng quanh các con đường trong phố, ngắm nhìn những giỏ phong lan thật đẹp được bày bán mới thấy được sự công phu, tỷ mỷ của người trồng để những nhánh lan rừng nhỏ bé đơm hoa, khoe sắc.       

Anh Nguyễn Quang Khải ở phường Yên Ninh (thành Phố Yên Bái) là một trong những người đưa lan rừng về trồng trong phố. Được biết, là người quê Nam Định, anh Khải thoát ly gia đình và làm công nhân tại Công ty Khoáng sản Yên Bái. Nghề khoáng sản địa chất nên anh hay phải làm việc ở những vùng cao của Điện Biên, Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng… Chèo đèo, lội suối, anh bắt gặp những nhánh lan rừng nở hoa thật đẹp, rồi những phiên chợ vùng cao gặp những người H’Mông gùi lan đi bán. Thế là niềm đam mê về một vườn lan trong phố đã thôi thúc anh sưu tầm và mua về trồng loài hoa đặc trưng của núi rừng. Ban đầu chỉ từ 20 - 30 giỏ, đến nay vườn lan nhà anh đã có gần 1.000 giỏ với hàng trăm giống lan quý như: lan trầm tím; lan đai châu; quế lá xếp; tam bảo sắc; phi điệp tím; trúc phật bà; u lồi; hoàng thảo kèn…

Anh Khải cho biết, mỗi giống lan rừng mang về, việc đầu tiên là phải cắt bỏ rễ chết, sau đó lựa chọn giá thể nuôi cho phù hợp. Như giống lan đai trâu thì ưa sống ở cây gỗ lũa (lõi cây khi vỏ ngoài đã mục bỏ đi), phi điệp tím thì ưa sống ở mảng rễ dương sỉ (cắt bỏ phần ngọn), còn lan trầm thì thích hợp sống trên mảng gỗ nhãn.

Phải mất thời gian khá dài chăm sóc và thuần hóa để lan rừng thích ứng với môi trường và cho hoa đẹp. Các bước kỹ thuật chăm sóc cũng phải tỷ mỷ như: dùng nước giếng để tưới phun sương vào sáng sớm hoặc chiều tối khi tắt nắng mặt trời, sau khi cây ra rễ mới, bón phân trâu khô nguyên chất nghiền nhỏ (hoặc túi phân lừa), hàng ngày tưới ẩm cho cây, quan sát thấy lá, ngọn thối nũn thì phải phun thuốc phòng nấm bệnh cho cây...

Kỹ thuật là vậy nhưng trồng lan rất vất vả nên cần phải có niềm đam mê, chịu khó và phải hiểu rõ tập tính của từng loài. Qua thực tế hàng ngày đã đúc rút cho anh Khải nhiều kinh nghiệm từ lựa chọn giống, cách trồng, chăm sóc. Hiện nay, gia đình anh có khoảng 500 giỏ lan đã ra hoa và cho bán, mỗi giỏ trung bình từ 500.000 - 1.500.000 đồng. Những loài lan quý còn có giá cao đến vài triệu đồng. Không chỉ chơi lan, anh Khải còn sưu tầm và trồng hơn 50 loài cây cảnh như si, đa, tùng la hán, lộc vừng có giá trị. Tận dụng đất để ươm trồng, anh còn nghĩ cách ghép lan trên các loại cây cảnh bởi lan là cây rễ nổi nên anh lựa chọn thân cây cảnh để ghép lan, gốc nhỏ thì 3 - 4 nhánh, gốc to thì cả chục nhánh lan. Khách hàng gần xa đến đặt mua, tùy loại to, nhỏ để bán, giá trung bình từ 3 - 5 triệu đồng đồng/gốc.

Anh Khải đang chăm sóc vườn lan của gia đình

Từ số vốn ban đầu chỉ vài chục triệu đồng, đến nay cơ ngơi vườn lan, cây cảnh nhà anh lên tới tiền tỷ. Mỗi năm từ tiền bán lan, cây cảnh, trừ chi phí cũng cho gia đình thu về từ 150 đến 200 trăm triệu đồng. Đây quả là một nguồn thu không nhỏ với một hộ gia đình.

Không những làm giàu cho gia đình, anh Khải còn cung cấp lan giống cho các hộ xung quanh và hướng dẫn bà con cách trồng làm sao đạt tỷ lệ sống cao và chơi hoa được lâu hơn. Đây là một cách làm hay, một hướng đi mới cần nhân rộng và phát triển.

Theo Phạm Thị Hằng-Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu