TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 19/3/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 310997
  TÀI LIỆU KHCN

  Hòa Bình: Người tiên phong trồng măng tây xanh tại miền núi
15/07/2016
Đến xóm Bôi Cả, xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi (Hòa Bình), cảm nhận đầu tiên của chúng tôi đó là sự thay đổi rõ nét về mặt đời sống vật chất của người dân. Nhiều hộ gia đình đã có của ăn của để do mạnh dạn đầu tư vào phát triển các mô hình sản xuất như: chăn nuôi lợn, trồng bí xanh, bí đỏ, và đặc biệt là mô hình trồng cây măng tây xanh. Mô hình này đã và đang đem lại thu nhập cao cho hộ trồng.

Chúng tôi đã tìm đến người đầu tiên đưa măng tây về trồng tại xóm Bôi Cả là hộ gia đình anh Bùi Văn Nghĩa và chị Bùi Thị Phương. Sau khi nghiên cứu tìm hiểu nhiều loại cây trồng nhằm thay thế diện tích cấy lúa, trồng dưa hấu kém hiệu quả, tháng 7/2015, gia đình anh chị quyết định đưa giống cây măng tây xanh về trồng thử nghiệm trên diện tích 1ha tại đồng đất miền núi này.

Để có được nguồn giống, anh phải liên hệ ra trường Học viện Nông nghiệp 1 Hà Nội để mua cây giống với giá 10.000 đồng/cây, tổng số cây nhập về trồng là 2 vạn cây. Được biết giống cây này đòi hỏi kỹ thuật cao, chăm sóc cầu kỳ, nguồn nước phải luôn đảm bảo, tránh ngập úng. Chính vì vậy ngoài đầu tư về cây giống gia đình anh chị còn tiếp tục đầu tư hệ thống ống phun mưa cho cây.

Chị Bùi Thị Phương chia sẻ: Sau khi xuống giống xong gần như ngày nào vợ chồng anh chị cũng bám ruộng để chăm sóc bón phân cũng như theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nhờ vậy cây sinh trưởng, phát triển xanh tốt và sau 5 tháng trồng cây bắt đầu cho thu hoạch những lứa măng non đầu tiên. Những ngày đầu cây mới bắt đầu cho măng nên số lượng thu được ít, khoảng 1kg/sào (1 sào = 360 m2), thời gian sau thu được nhiều hơn. Đến nay, vào vụ thu hoạch chính có ngày gia đình anh chị thu được 1 tạ măng, còn trung bình cứ 60 – 70 kg măng/ngày, với giá bán hiện nay 70.000 đồng/kg cũng đem về nguồn thu nhập khá.

Vườn măng tây của gia đình anh Nghĩa chị Phượng

Cây măng tây không phải vào thời điểm nào cũng cho thu hoạch cao, thậm chí vào các tháng mùa đông cây măng không cho thu hoạch. Cây măng chỉ cho sản lượng cao trong khoảng 4 – 5 tháng (từ tháng 2 đến tháng 6 trong năm), nhưng bù lại, cây măng là trồng một lần có thể cho thu hoạch 8 – 10 năm.

Có thể nói trồng măng tây xanh cho thu nhập cao, tuy nhiên việc đầu tư ban đầu cũng không hề nhỏ và đặc biệt người trồng phải nắm chắc về kỹ thuật vì cây này đòi hỏi chăm sóc khá cao mới cho hiệu quả tốt. Cho đến giờ sản phẩm măng tây xanh của gia đình anh chị Phương làm ra còn không đủ để cung cấp cho thị trường ngoài Hà Nội với giá thu mua ổn định 70.000 – 80.000 đồng/kg. Nhờ cho hiệu quả kinh tế cao mà ngay từ vụ thử nghiệm đầu tiên gia đình anh đã thu nhập được khoảng 400 triệu đồng, trừ mọi chi phí gia đình còn thu lãi khoảng 150 triệu đồng.

Mạnh dạn tiên phong đi đầu đưa giống cây mới về trồng tại đồng đất miền núi và đem lại thu nhập cao nên năm 2015 gia đình anh chị đã được vinh danh nhận giải thưởng “Nhà nông trẻ toàn quốc năm 2015”./.

Theo Đình Thủy-Trung tâm khuyến nông Hòa Bình
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu