TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 19/3/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 310941
  TÀI LIỆU KHCN

  Quảng Bình: Làm giàu trên đất nghèo
21/07/2016
Ở đất Quảng Hóa, xã Hồng Hóa, huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, không ai là không ngưỡng mộ sự “mát tay” trong chăn nuôi của chị Đinh Thị Dần và anh Đinh Xuân Lập. Xuất phát từ hai bàn tay trắng nhưng bằng sự đam mê nghề chăn nuôi lợn, gia đình chị Dần anh Lập đã trở thành triệu phú.

Lập gia đình, rồi sinh con đẻ cái, bươn đủ nghề để kiếm tiền nuôi con cái trưởng thành, vợ chồng chị Đinh Thị Dần và anh Đinh Xuân Lập đã trải qua biết bao gian nan, khổ cực. Đất Hồng Hóa cách đây 5 năm về trước chưa có dịch vụ gì phát triển, người dân vẫn “một nắng hai sương” bám vào rừng, bám vào những mảnh đất ven khe suối để trồng lúa, hoa màu.

Ngày đó chị Dần một tay nuôi con nhỏ, rồi trồng rừng, làm ruộng, còn anh Lập tham gia làm phụ xây nhưng cuộc sống vẫn vất vả quanh năm. Vợ chồng chị Dần cứ loay hoay tìm kế sinh nhai vươn lên thoát khỏi cái nghèo mà chẳng biết trông vào đâu. Cách đây hơn 4 năm, chị Dần tiết kiệm được hơn 1,5 triệu đồng, chị đánh liều ra Đồng Lê (Tuyên Hóa) mua một con lợn nái về nuôi.

Chị Dần kể, ngày đó ở thôn Quảng Hóa, Hồng Hóa người nông dân chỉ chăn nuôi tăng gia, nuôi thêm con lợn, con gà trong chuồng lấy phân bón ruộng, cuối năm có thêm chút tiền trang trải, nhà nào nuôi nhiều cũng chỉ vài ba con. Cách nuôi là dùng nguồn thức ăn thô với cám nấu trộn với đủ thứ rau cỏ mang từ đồng ruộng về chứ đâu có kiểu nuôi công nghiệp như bây giờ.

Sau khi mang lợn về, gia đình chị Dần ngày đêm chăm sóc và sau một năm lợn đã đẻ lứa đầu tiên với 12 lợn con. Dần dần chị tìm tòi học hỏi cách chăn nuôi và đầu tư xây chuồng mới, nhân số lượng lợn nái. Đến nay, gia đình chị Dần, anh Lập duy trì nuôi 17 con lợn nái đẻ, 2 con lợn đực để phục vụ cho việc phối giống. Hệ thống chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ, bảo đảm cho lợn được ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè.

Trang trại lợn của gia đình chị Dần được đầu tư khá bài bản

Bao nhiêu vốn, lãi cứ tập trung hết vào chăn nuôi, số lợn nuôi trong chuồng cứ tăng dần theo từng năm, chuồng trại từng bước mở rộng. Hai năm trở lại đây, trong chuồng nhà chị Dần lúc nào cũng có 17 con lợn nái, một năm mỗi con lợn nái đẻ 2 lứa, bình quân mỗi lứa từ 12-15 con. Khác với những gia đình chăn nuôi khác, chị Dần bán lợn con cho khách hàng chứ không nuôi lợn thịt, một lứa đẻ sau 1 tháng là chị xuất chuồng, do đó chi phí thức ăn không cao. Khách hàng của chị không chỉ trong huyện, tỉnh mà còn đến từ Hà Tĩnh, Nghệ An. Bình quân mỗi năm chị xuất chuồng 300 con lợn con, mỗi con bán được từ 1 - 1,2 triệu đồng, trừ chi phí mỗi năm chị lãi trên 150 triệu đồng. Ngoài nguồn thức ăn là bột công nghiệp, chị Dần còn làm thêm nghề đậu phụ, vừa có thu nhập thêm hàng ngày, vừa có nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho lợn. Chị còn trồng thêm sắn, rau các loại để có nguồn thức ăn phong phú, nhằm nuôi đàn lợn phát triển nhanh và ít bệnh tật.

Chị Dần rất ít khi nợ tiền thức ăn công nghiệp cho lợn, trong khi đó theo tìm hiểu thì hầu hết các gia đình nuôi lợn nái đẻ đều nợ tiền thức ăn của các nhà phân phối từ 50-200 triệu đồng. Nhờ nuôi lợn mà gia đình chị Dần có điều kiện đầu tư cho hai đứa con trai học đại học, trong đó một đứa đã hoàn thành chương trình đại học, đứa thứ hai đang học năm thứ 4. Chị cũng tích góp và sửa chữa lại căn nhà khang trang, đồng thời tiếp tục mở rộng thêm chuồng nuôi, phấn đấu năm 2016 này và những năm tiếp theo nuôi từ 80-100 con lợn thịt.

Chị Dần chia sẻ, làm nghề chăn nuôi trước hết phải có sự đam mê, yêu nghề, có thế thì mới biết được con lợn cần gì để có thể lớn nhanh, không bệnh tật. Từ ngày nuôi lợn đến nay, gia đình chị chưa bao giờ bị thua lỗ, chỉ có lãi ít hoặc nhiều, lợn không bao giờ bị dịch bệnh. Thực ra nuôi lợn đúng cách cũng rất nhàn, không vất vả như người ta tưởng, chỉ có hai vợ chồng cũng có thể nuôi hàng trăm con lợn.

Để có được hiệu quả trong nuôi lợn có 4 khâu quan trọng đó là nguồn giống, chăm sóc thú y, nguồn thức ăn bảo đảm và chuồng trại phải thoáng mát vệ sinh sạch sẽ. Giống được lựa chọn rất kỹ, thấy không tốt phải thải loại, chọn con khác. Lợn con mới đẻ ra, phải tiêm vắc-xin ít nhất là 5 mũi theo đúng quy trình. Nguồn thức ăn phải lựa chọn, phối trộn hợp lý theo đúng chu kỳ phát triển của lợn. Chuồng trại luôn phải giữ sạnh, thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông.

Chị Trần Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Hóa cho biết: “chị Dần và anh Lập đều tham gia hai tổ chức hội là Chi hội Phụ nữ và Chi hội Nông dân của thôn Quảng Hóa. Trong hoạt động hội, anh chị luôn là điển hình tham gia nhiệt tình mọi phong trào. Những hội viên khác trong thôn thường đến với gia đình anh chị để học hỏi kinh nghiệm làm giàu từ nuôi lợn, chị Dần lúc nào cũng nhiệt tình hướng dẫn. Chính từ mô hình nuôi lợn của anh Lập, chị Dần mà bà con trong thôn, trong xã đã phát triển chăn nuôi lợn quy mô lớn”.

Theo Võ Đại Chung-Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Bình
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu