TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 19/3/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 310846
  TÀI LIỆU KHCN

  An Giang: Hiệu quả mô hình trồng nấm rơm bằng nguyên liệu bông vải
19/02/2017

Nấm rơm là loại nấm dễ trồng so với nhiều loại nấm khác, thời gian thu hoạch ngắn và cho lợi nhuận khá cao. Vì thế, thời gian gần đây nghề trồng nấm rơm đã được nông dân nhiều nơi đầu tư phát triển mạnh.

Mô hình sử dụng nguyên liệu trồng nấm bằng bông vải do anh Nguyễn Văn Minh ở ấp 5, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang tìm tòi học hỏi và mạnh dạn đầu tư đã và đang cho năng suất và thu nhập cao.

Qua tìm hiểu và trao đổi kỹ thuật với anh Minh, anh cho biết, để trồng và chăm sóc nấm rơm trên bông vải, anh đã phải tìm hiểu kỹ thuật từ những người làm trước. Cùng với nhiều đợt trồng, anh đã rút kinh nghiệm từ những lần thất bại để có được kỹ thuật chăm sóc khá hoàn chỉnh như hiện nay.

Anh Minh chia sẻ, mỗi một khâu chăm sóc đều ảnh hưởng đến năng suất của cây nấm. Thứ nhất là nguyên liệu bông vải phải đảm bảo. Nguồn bông vải tốt hiện nay được anh Minh mua từ Quảng Bình hoặc Bình Dương với giá 3800 đồng/kg. Trung bình cần 10 kg nguyên liệu bông vải cho 1 m kệ (số lượng bông có thể giảm 7-8 kg nguyên liệu/1m kệ trong mùa nắng nóng). Mỗi kệ có chiều ngang 0,4 (m), chiều dài 6 (m). Bông vải sau khi mua về phải xử lý bằng vôi (trung bình 1 tấn nguyên liệu là 50 kg vôi), cố gắng để vôi được thấm đều vào trong nguyên liệu. Sau đó, tiến hành ủ 3 ngày để tăng nhiệt độ làm chín bông. Sau 3 ngày ủ cho nguyên liệu bông vải ra ngoài để hạ nhiệt độ và cho nguyên liệu vào nhà nấm để chất thành mô.

Sau khi mô nấm được chất đều lên kệ thì anh Minh tiến hành cho xông thanh trùng bằng nồi hơi trong 6 giờ nhằm diệt vi khuần và các đối tượng nấm tạp trên kệ hoặc còn lưu trú trên vách nhà nấm. Qua giai đoạn thanh trùng anh Minh bắt đầu cho hạ nhiệt độ còn 37 – 38oC thì tiến hành cấy meo giống. Nếu chọn meo giống đạt chất lượng thì tơ nấm chạy đến đáy bịt meo.

Trung bình 1 bịch meo anh Minh có thể trộn đều 1 muỗng gạo nếp, 1 muống bột bắp rồi bắt đầu cấy meo giống. Đây là khoảng thời gian này rất quan trọng, có thể quyết định năng suất của nấm rơm nên phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ, ẩm độ, độ pH của nguyên liệu bông vải.

Khi nói về những kinh nghiệm theo dõi các yếu tố môi trường, anh Minh sẵn sàng chia sẻ như sau: Nên giữ nhiệt độ của lớp mô khoảng 37 - 38oC. Nếu dùng tay bóp chặt nguyên liệu nếu thấy vừa ẩm bàn tay và có nước thấm ướt bàn tay thì đủ độ ẩm (ẩm độ dao động 60-65%).

Một vấn đề quan trọng cần phải lưu ý trong quá trình trồng nấm là phải đậy kín nhà nấm và kiểm tra nhiệt độ, ẩm độ, độ pH thường xuyên. Nếu độ pH = 8 thì sau 12 giờ nấm sẽ chạy tơ (chậm nhất là sau 24 giờ). Nếu tơ không phún ra 5mm thì phải cấy thêm meo giống khác vào ngay.

Nếu độ pH <8 thì nấm sẽ mọc thưa hoặc pH ≥ 9 thì nấm bị bông cải. Nếu ẩm độ cao thì nấm bị móc xanh. Nếu nhiệt độ dưới 35oC trở xuống thì sau 12 giờ nấm chạy tơ chậm và tạo điều kiện cho nấm tạp, vi khuẩn tấn công làm giảm năng suất nấm.

Sau 5-6 ngày cấy meo sẽ có nấm trứng cá và có thể thu hoạch sau 8 ngày (được gọi là thu hoạch đợt 1). Sau khi thu hoạch đợt 1, anh Minh pha 10 kg cám và 10 kg nước tưới đều lên nguyên liệu nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho meo nấm. Nếu thị trường tiêu thụ chậm có thể co giãn thời gian đến ngày thứ 10 thì thu hoạch đợt 2. Trung bình 10 kg nguyên liệu thu được 5 kg nấm.

Anh Minh chăm sóc nhà nấm

 

Với 4 nhà nấm (1 nhà có diện tích 28m2), mỗi vụ anh Minh đầu tư 2880 kg nguyên liệu và thu hoạch được 1440 kg nấm. Với giá bán khoảng 80.000 đồng/kg, anh Minh thu nhập được 115.200.000 đồng. Trừ chi phí, trung bình 1 năm anh Minh thu được lợi nhuận trên 100 triệu đồng từ việc trồng nấm rơm bằng nguyên liệu bông vải. Theo anh cho biết, sau khi làm 4 vụ nấm thì có thể lấy lại vốn xây dựng nhà nấm.

Hiện tại anh Minh tiếp tục tìm hiểu thêm về việc tái chế nguyên liệu bông vải để cho thu hoạch như nguyên liệu mới hoàn toàn. Sắp tới anh sẽ mạnh dạn   đầu tư kỹ thuật, máy móc và mở rộng diện tích nhằm phục vụ đam mê với nghề trồng nấm nhằm phát triển kinh tế cho gia đình và góp phần phát triển kinh tế ở địa phương.

Là một người đam mê trồng nấm cùng lòng nhiệt tình, anh Minh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng nấm cho tất cả nông dân cùng đam mê, đưa nghề trồng nấm trên bông vải phát triển rộng rãi hơn trong thời gian sắp tới.

 

Theo Nguyễn Thị Mỹ Tiên - Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu, An Giang
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu