TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Tư, 18/9/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 338371
  TÀI LIỆU KHCN

  Hòa Bình: Thu trăm triệu nhờ đưa thanh long ruột đỏ “vượt dốc lên đồi”
05/03/2017

Mạnh dạn đầu tư, dám nghĩ dám làm, ông Vũ Tuấn Khích ở xóm Giếng, xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) đã thành công với mô hình trồng thanh long ruột đỏ trên vùng đất đồi vốn chỉ quen với cây sắn, cây mía…

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hợp Thành, ông Khích đã có nhiều năm làm nông nghiệp, gắn bó với nhiều loại cây trồng, vật nuôi nhưng cuộc sống gia đình vẫn có phần bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Cuối năm 2010, nhân đọc được nội dung trên tờ Thông tin Khuyến nông Việt Nam và được tận mắt tham quan mô hình trồng thanh long ruột đỏ cho hiệu quả của người anh em ở huyện Cao Phong, ông đã mạnh dạn mua khoảng 350 hom giống thanh long ruột đỏ Đài Loan và giống H145 về trồng thử trên diện tích hơn 3.500 m2 đất đồi của gia đình. Ông Khích thiết kế vườn thanh long thoai thoải dần theo chiều dốc của sườn đồi thành từng hàng thẳng tắp để vừa tiện cho quá trình chăm sóc cũng như khi thu hoạch. Rút kinh nghiệm các mô hình đã được tham quan nếu cho cây thanh long leo cột gỗ thì sẽ nhanh đổ và mục, ông Vũ Tuấn Khích đầu tư đổ cột bê tông làm trụ cho thanh long bảo đảm bền và cứng. Mỗi trụ cao khoảng từ 1,5 - 1,7m được trồng 4 cành giống cố định ở 4 mặt xung quanh cột. Hàng cách hàng, cây cách cây khoảng 2,5m. Phân bón cho thanh long ruột đỏ chủ yếu là phân hữu cơ. Mỗi năm bón phân thành 2 đợt: Bón thúc mầm và bón thúc quả. Phía dưới xung quanh gốc, ông Khích thường xuyên tiến hành phát quang, làm sạch cỏ để tránh cỏ dại mọc tràn lan và ăn tranh phân bón dành cho thanh long.

Bằng sự tìm tòi và kinh nghiệm tự học từ sách báo, ti vi, sau thời gian 2 năm, nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn thanh long ruột đỏ của gia đình ông Vũ Tuấn Khích đã bắt đầu cho thu hoạch những trái đầu tiên. Vụ đầu tiên, ông thu được gần 1,5 tấn quả. Một phần vốn đầu tư ban đầu được quay vòng có hiệu quả. Điều đáng mừng là cây thanh long ruột đỏ không chỉ khá phù hợp với thổ nhưỡng, thời tiết của khu vực xã Hợp Thành mà trái thanh long ruột đỏ còn có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt thanh mát nên được người tiêu dùng ưu chuộng. Lúc đầu, các con ông Khích phải mang ra chợ phiên, chợ huyện để bán. Nhưng lâu dần, khách ăn quen truyền tai nhau nên đã tìm tới tận vườn để tham quan và đặt hàng.

Vừa kiểm tra những trái thanh long ruột đỏ đang chuẩn bị đến kỳ thu hái, ông Khích vừa vui vẻ chia sẻ, trong các loại cây trồng, thanh long ruột đỏ là một trong những loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương. Để thanh long ruột đỏ cho năng suất cao, chất lượng bảo đảm, vấn đề quan trọng là phải nắm vững kỹ thuật, nhất là về cây giống, phân, nước và cách chăm sóc. Về thời vụ, thanh long có thể trồng bất cứ lúc nào trong năm, nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa. Cũng theo kinh nghiệm của ông Khích, trong quá trình chăm sóc, người trồng phải thường xuyên tỉa cành, tạo tán. Cây thanh long cùng họ với cây xương rồng nên đặc tính cũng giống cây xương rồng, dễ trồng và chăm sóc, sau khi trồng không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật vì cây rất ít sâu bệnh. Thanh long ruột đỏ giống Đài Loan và giống H145 có vỏ dày và cứng, màu đỏ tương trông rất đẹp mắt.

Nhờ đưa thanh long ruột đỏ “vượt dốc lên đồi”, gia đình ông Vũ Tuấn Khích đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm

 

Đến nay, bình quân mỗi năm gia đình ông Khích thu hoạch trên 3,5 tấn thanh long ruột đỏ. Riêng vụ thanh long năm 2016 vừa qua, do thời tiết thuận lợi nên gia đình ông thu được 4 tấn quả. Trọng lượng trung bình từ 0,3 - 0,4 kg/quả, có quả đạt 0,7 kg/quả; mỗi trụ cho thu khoảng 18 - 22 kg quả. Với mức giá bán bình quân vào khoảng 40 nghìn đồng/kg loại to và 25 - 30 nghìn đồng/kg loại bình thường, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu về trên 120 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông Khích còn tìm hiểu và tự nhân giống thành công để bán cho bà con trong vùng với giá 10 - 12 nghìn đồng/hom giống đã lên mầm.

Ông Nguyễn Văn Mậu, Chủ tịch UBND xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) cho biết, mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình ông Vũ Tuấn Khích là một trong những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, phù hợp với khả năng đầu tư cũng như trình độ sản xuất của bà con địa phương. Chúng tôi đã phối hợp tổ chức nhiều đượt tham quan, học tập để nhân rộng mô hình này. Hiệu quả kinh tế thu được từ mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình ông Khích đã mở hướng lựa chọn mới cho bà con nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo./.

Theo khuyennongvn.gov.vn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu