TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 19/3/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 310899
  TÀI LIỆU KHCN

  Đăk Nông: Anh nông dân triệu phú
06/06/2017

“Cho dù có khó khăn, trở ngại chỉ cần chúng ta quyết tâm, chịu thương chịu khó, ham học hỏi không nản chí quyết tâm tìm tòi học hỏi phấn đấu vươn lên thì đất sẽ không phụ lòng người” là tâm sự của anh nông dân Mai Văn Nguyên ở tổ 3, phường Nghĩa Tân, thị xã Gia nghĩa, tỉnh Đăk Nông

Sinh ra và lớn lên tại Thanh Hóa, anh Nguyên nhập ngũ năm 1983 và hoàn thành nghĩa vụ năm 1986. Rời quê hương Thanh Hóa vào Tây Nguyên làm ăn sinh sống, anh xin làm công nhân ở lâm trường Quảng Thành, huyện Đăk Nông cũ (nay là thị xã Gia Nghĩa - tỉnh Đăk Nông). Đến năm 1989 anh cưới vợ nhưng cuộc sống gặp nhiều khó khăn vất vả, những đồng phụ cấp quá thấp không đủ để sinh sống nên anh chị đã phải nghỉ chế độ 176. Hai vợ chồng cố gắng loay hoay với bao nhiêu công việc để nuôi con, vất vả khó khăn vẫn cứ chồng chất lên nhau.

Với bản chất của một người lính Cụ Hồ đã được rèn luyện trong quân ngũ, anh chị xác định Đăk Nông là quê hương thứ hai của mình thì cần cố gắng bám trụ, cố gắng làm ăn ở đây. Nhận thấy nơi đây đất đai màu mỡ tươi tốt, khí hậu trong lành, mưa gió thuận hòa nên anh quyết định trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như hồ tiêu, cà phê… và một số cây ăn trái để cải thiện đời sống .

Trong những năm đó rộ lên phong trào trồng cây cà phê. Anh chị cũng học hỏi trồng cà phê, kết hợp với trồng các cây ngắn ngày, chăn nuôi gà, vịt, heo… để cải thiện đời sống. Chi tiêu tiết kiệm, gia đình anh dần thoát khỏi khó khăn và ổn định cuộc sống.

Sau khi tách tỉnh Đăk Nông, do quy hoạch lại đô thị nên gia đình anh lại phải chuyển nơi ở. Sau khi vườn cũ của anh chị nằm trong diện quy hoạch được đền bù, anh chị mua đất làm nhà và một mảnh vườn có diện tích 2 ha để canh tác. Anh thường xuyên tham khảo các kỹ thuật mới từ sách báo, đài, mạng internet, học hỏi kinh nghiệm từ các hộ kinh doanh sản xuất giỏi để áp dụng vào vườn rẫy của mình.

Với hơn 1.100 cây cà phê và 600 trụ tiêu, hàng năm anh chị vẫn thu hoạch đều được 7 tấn cà phê và 2,7 tấn tiêu; thu từ cá ao và một số cây trồng khác trong vườn. Sau khi trừ chi phí, các khoản chi phí, anh thu nhập trên 500 triệu đồng/ năm. Anh chị còn cho một số hộ nghèo vay vốn không lấy lãi (24 - 30 triệu đồng/năm/hộ) để những hộ này không phải ứng cà phê non, tức là ứng tiền trước với giá cà phê rất thấp so với thực tế hay mua phân chịu lãi cao. Anh cũng không ngần ngại tư vấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho bà con.

Anh Nguyên chia sẻ, anh đã trồng cà phê, tiêu 30 năm nay và với anh việc canh tác an toàn, bền vững rất quan trọng. Bởi vậy mà khi giá cả nông sản lên xuống nhưng vườn cà phê, tiêu của anh vẫn cho lãi.

Thăm vườn của gia đình anh Nguyên, chúng tôi nhận thấy vườn rất sạch sẽ, gọn gàng. Anh không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, chỉ bón phân sinh học, hữu cơ… cho cây trồng. Anh nói rằng, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bản thân và gia đình chịu ảnh hưởng đầu tiên. Chính vì vậy khi thâm canh tăng năng suất anh luôn áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh là chính, thâm canh theo hướng bền vững, an toàn. Hàng năm anh cũng phun thuốc bảo vệ thực vật nhưng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, không sử dụng thuốc cấm, không sử dụng thuốc khi chưa thật cần thiết và sử dụng thuốc là khâu cuối cùng của biện pháp canh tác. Với việc trồng xen, canh tác an toàn, bền vững nên nhà vườn anh luôn xanh tốt và cho năng suất ổn định qua các năm.

Anh Mai Văn Nguyên bên vườn cà phê của gia đình mình

 

Nhờ sự cần cù chịu khó, dám nghĩ dám làm, giờ đây gia đình anh Mai Văn Nguyên đã trở thành gia đình “có của ăn, của để”, là địa chỉ của nhiều hộ nông dân trên địa bàn đến thăm và học hỏi kinh nghiệm.

Anh cho biết hướng tới anh sẽ chăm sóc vườn cây thật tốt, thâm canh tăng năng suất, cải tạo đất vườn và trồng thêm một số cây ăn quả như: sầu riêng, bơ…Anh cũng sẽ tiếp tục học hỏi kỹ thuật mới, tìm hiểu thị trường bởi lẽ theo anh, làm nông dân thì dễ nhưng để thành công trên con đường nông nghiệp là cả một quá trình không đơn giản.

Phạm Thị Ngọc Bích - Trạm khuyến nông thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu