TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 19/3/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 310796
  TÀI LIỆU KHCN

  Hà Nam: Con đường lập nghiệp của chàng thanh niên vinh dự nhận giải thưởng Lương Đình Của
11/10/2017

Anh Nguyễn Công Trung Nhận ở xóm 7, thôn Trung Đồng, xã Văn Xá, huyện Kim Bảng là một gương điển hình trong phát triển kinh tế và luôn sẵn lòng giúp đỡ bà con xung quanh làm giàu từ nghề chăn nuôi lợn.

Sinh ra trong một gia đình đông anh em, bố mẹ đều làm ruộng nuôi 5 anh em ăn học nên học hết phổ thông anh Nhận đành gác lại việc học tập để đi làm bảo vệ cho các nhà máy tại khu công nghiệp gần nhà. Công việc làm bảo vệ vất vả, thu nhập lại thấp, do vậy nghĩ đến tương lai sau này anh đã quyết tâm thi đỗ vào học chuyên ngành kế toán của một trường cao đẳng. Vừa đi học vẫn phải đi làm để lấy tiền chi phí cho sự nghiệp học hành, nhưng rồi sau 3 năm học ra trường anh vẫn loay hoay chưa tìm được một công việc hợp với con người, tính cách của mình. Sau khi lập gia đình với chị Trần Thị Chuyên, cô gái cùng xã, với năng khiếu và niềm đam mê đàn hát của hai vợ chồng, anh chị lại cùng nhau kiếm sống bằng nghề làm MC, đàn hát trong đám cưới của các đôi trai gái. Tuy nhiên với vai trò người đàn ông trụ cột trong gia đình khi nhìn vào cuộc sống nghèo khó đeo bám dòng họ Nguyễn Công bao đời nay khiến anh không khỏi trăn trở suy nghĩ về quyết tâm làm giàu.

Thật may mắn khi cơ duyên đã đến với anh trong một lần gặp lại anh bạn đang theo nghề nuôi lợn. Được bạn chia sẻ về những kinh nghiệm khởi nghiệp, cộng với chính sách quy hoạch khu chăn nuôi thủy sản tập trung tại xã Văn Xá đã hình thành, đặc biệt với quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, năm 2009, anh Nhận đã mạnh dạn thuê lại 300m2 đất ruộng để đầu tư nuôi lợn.

Không quản ngại khó khăn anh bắt tay vào việc khai khẩn đắp nền xây dựng khu chăn nuôi. Ban đầu với số vốn ít ỏi là 32 triệu đồng vay từ chương trình tín dụng giải quyết việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, lại chưa có kinh nghiệm chăn nuôi gì nên anh đầu tư xây chuồng hở với quy mô 5 con lợn nái và vài ba chục con lợn thịt, một ít vịt, gà. Bỏ ra bao mồ hôi, công sức, tiền của nhưng cũng năm bắt đầu khởi nghiệp thì anh lại mất trắng gia tài do dịch bệnh tai xanh trên lợn hoành hành. Không khuất phục khó khăn anh lại tiếp tục vay vốn gây dựng lại việc chăn nuôi và phải gần 10 năm sau kinh tế gia đình anh mới ổn định.

Anh tâm sự, mình mất bao công sức tiền của đổ vào chăn nuôi nhưng nếu gặp dịch bệnh thì coi như phá sản, lại làm lại từ đầu. Với suy nghĩ muốn nuôi lợn thành công phải vừa tích lũy kinh nghiệm nhưng không xa rời khoa học kỹ thuật, năm 2013 khi nhà nước có chủ trương dồn điền đổi thửa, anh Nhận đã mạnh dạn đăng ký dồn ruộng nhà mình vào khu chăn nuôi tập trung và mua thêm phần ruộng của bà con không có nhu cầu chăn nuôi để được một khu chăn nuôi với diện tích 1,2 mẫu như bây giờ. Có đất anh lại tiếp tục vay hơn 2 tỷ đồng tiền vốn để đầu tư xây khu chuồng trại khép kín và nuôi các giống lợn ngoại cho năng suất cao. Tích cực, chăm học hỏi và cần cù lao động đã giúp vợ chồng anh sau 5 năm gây dựng được quy mô chăn nuôi 100 con lợn nái ngoại, 7 con lợn đực giống khai thác tinh nhân tạo và 600 lợn thịt trên tổng diện tích chăn nuôi là 3 mẫu.

Học tập theo anh Nhận, bà con chăn nuôi lợn ở xã Văn Xá và các xã lân cận dần chuyển đổi sang nuôi con lợn ngoại và áp dụng phương thức thụ tinh nhận tạo đã mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh trong chăn nuôi. Từ năm 2015 đến nay, chỉ tính riêng thu nhập từ chăn nuôi lợn gia đình anh Nhận đã thu lãi trên 400 triệu đồng/năm. Cùng với việc nuôi lợn, anh còn đầu tư một khu nuôi trồng thủy sản với diện tích 4 mẫu, vừa đào ao thả cá, vừa trồng cây ăn quả trong đó chủ yếu là ổi với 1000 cây đang cho thu hoạch và mít Thái là 250 cây đang phát triển xanh tốt.  

Sinh năm 1981, còn trẻ nhưng anh Nhận đã dám nghĩ dám làm. Doanh thu hàng năm của gia đình anh đạt trên 2 tỷ đồng, trừ chi phí mỗi năm gia đình anh cũng thu lãi trên 500 triệu đồng và tạo công ăn việc làm ổn định cho 7 lao động trong xã. Không chỉ làm kinh tế giỏi anh Nhận còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm làm ăn và hỗ trợ vốn, vận động các hộ có cùng chí hướng với mình thành lập nên Hợp tác xã chăn nuôi Thiện Trang  để hoạt động chăn nuôi của nhóm đi vào ổn định, nâng cao uy tín và hiệu quả kinh tế. Ban đầu Hợp tác xã (HTX) gồm 7 thành viên tham gia, sau một năm hoạt động số thành viên của HTX đã tăng lên 13 thành viên. Các thành viên đều tín nhiệm và nhất trí bầu anh Nguyễn Công Trung Nhận làm Giám đốc HTX. Không chỉ bảo nhau làm ăn kinh tế có lãi, các thành viên của HTX còn được giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, tham quan những mô hình làm kinh tế hay và tiếp cận nguồn vốn vay cũng như những hỗ trợ từ Liên minh HTX. Anh chia sẻ, những năm qua xuất phát từ suy nghĩ rằng “Trăm lời nói hay không bằng làm một việc tốt”  từ cái tâm của mình để làm việc tốt.

Mô hình nuôi lợn của anh Nguyễn Công Trung Nhạn tại thôn Trung Đồng, xã Văn Xá huyện Kim Bảng

 

Năm 2017, ngành chăn nuôi lợn đang đối mặt với thách thức giá lợn tụt giảm sâu, trong khi người chăn nuôi nản chí vì càng nuôi càng lỗ thì anh Nhận vẫn luôn tin tưởng vào định hướng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước quyết tâm phục hồi ngành chăn nuôi lợn, anh đã kiên trì giữ vững quy mô đàn nuôi và tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra và nâng cao uy tín của HTX chăn nuôi Thiện Trang để cạnh tranh trên thị trường.

Với những thành tích đạt được, anh đã được các cấp, các ngành ghi nhận và khen thưởng. Năm 2012 được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng giải thưởng Lượng Định Của - một giải thưởng cao quý danh cho thanh niên nông thôn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới, có đóng góp tích cực vào hoạt động Đoàn, Hội ở địa phương và đơn vị. Từ năm 2013 đến nay anh liên tục nhận được bằng khen và giải thưởng của các cấp ngành về gương điển hình làm kinh tế giỏi, thanh niên ưu tú. Anh thực sự là một tấm gương điển hình trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương của Bác.

 

Hoàng Liên-Trung tâm Khuyến nông Hà Nam
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu