TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 20/9/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 338654
  TÀI LIỆU KHCN

  Hà Nam: Chuyển đổi trồng phong lan thoát nghèo ở Bình Lục
04/11/2017

Xuất phát từ việc lập nghiệp trang trại nuôi lợn nhưng vì niềm đam mê, anh Trần Văn Doanh lại gắn bó lâu dài với nghề trồng hoa phong lan. Anh Doanh đã nghiên cứu, ghép tạo đưa về trồng thành công trên mảnh đất quê hương đồng chiêm trũng xã Tiêu Động, huyện Bình Lục.

Ngay từ đầu xóm Bến, thôn Tiêu Thượng, xã Tiêu Động, chúng tôi dễ dàng tìm đến địa chỉ mô hình theo sự chỉ dẫn của những cột biển hướng dẫn dựng vững chắc bên đường. Vườn phong lan của anh Doanh nằm ngay cạnh nhà thờ Tiêu Động, như tô điểm thêm phong cảnh “tốt đời đẹp đạo”, cho chúng tôi một cảm giác thánh thiện như được về gần với đức Chúa.

Trên diện tích hơn một mẫu, ngoài phần đất xây nhà, anh Doanh tận dụng xây chuồng trại chăn nuôi lợn, gà. Đến năm 2010, khi phong trào hoa cây cảnh phát triển mạnh, anh đã nắm bắt thời cơ và chọn trồng phong lan vì cho rằng loài hoa này không bao giờ lỗi thời.

Anh đã dày công nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm để bắt tay vào nghề trồng phong lan. Phía trước và sau nhà ở đều được anh cải tạo thành vườn lan với diện tích 220 m2 để chuyên trồng các giống hoa phong lan từ thông dụng đến quý hiếm. Vườn trồng lan được anh thiết kế, xây dựng, cải tạo thành khu vườn có cảnh quan, hình thái và điều kiện khí hậu tương tự với những khu rừng để tạo môi trường sinh thái phù hợp cho phong lan sinh trưởng và phát triển. Xung quanh vườn anh trồng các cây ăn quả và cây lấy gỗ để tạo bóng râm mát, đổ cọc bê tông và phủ lưới chống nắng, lắp đặt hệ thống tưới phun nước, đồng thời đặt các trụ cột bằng gốc, thân gỗ để cấy ghép thân cành phong lan cho chúng leo, sinh trưởng và phát triển. Nhìn hai khu vườn trồng phong lan của anh, chúng tôi như lạc vào khu rừng thực thụ vì ở đây rất mát mẻ, có cây cối um tùm, hơi nước từ việc tưới phun hàng ngày, mùn gỗ, mùn lá rụng, những cụm dương xỉ, những mảng bám rêu xanh,… đã tạo điều kiện ẩm độ cao, thuận lợi cho phong lan phát triển. Đó hoàn toàn là nhờ bàn tay cần cù kiến tạo của người chủ vườn tâm huyết.

Hiện, anh Doanh trồng các giống lan rừng và lan cấy mô, trong đó các giống lan rừng sưu tầm và nhập từ Lào, Căm-pu-chia được mang về và ghép vào các giá thể thân gỗ nhãn để nuôi. Anh Doanh cho biết, các loại lan này phát triển rất chậm, nếu tự nhân giống sẽ rất mất thời gian, không hiệu quả. Việc nhân giống với số lượng lớn chủ yếu là từ các phòng cấy mô ở nước ngoài mới chất lượng. Lan cấy mô là các loại lan quý mà khả năng ngoài tự nhiên không đáp ứng được nhu cầu nhân giống, nên phải sàng lọc chọn giống rồi lấy tế bào cây nuôi thành cây con. Vì thế muốn làm được phải có phòng thí nghiệm và có các bộ giống chọn lọc mới thành công.

Đến nay vườn phong lan của anh Doanh có khoảng 3000 giò lan các loại như: lan Đai Châu, lan Cáo, lan Chồn, lan Tam Bảo Sắc, lan Quế, lan hương… Anh kinh doanh lan theo phương pháp, vừa nhập giống để cắt ghép nhân giống cung cấp cho những người kinh doanh với giá 150.000 đồng/giò, lại vừa để trồng chăm sóc thành những giò lan trưởng thành đồ sộ có sức sống khỏe mạnh để phục vụ những người chơi lan sành sỏi. Giá trị của cây lan phụ thuộc vào từng loại và độ cao của thân lan (tính bằng cm). Các giò lan của anh hiện nay có trị giá trung bình từ  500.000, 700.000 đến 1 triệu đồng/giò. Đặc biệt có những giò lên tới 5 - 7 triệu.

Anh Doanh chia sẻ kinh nghiệm trồng lan

 

Đến nay đã có 7 năm trong nghề trồng phong lan, anh Doanh đã tích lũy cho mình rất nhiều kinh nghiệm, vì vậy nhiều gia đình chuyên chơi lan đã tin tưởng tìm đến thuê anh chăm sóc bảo vệ cây và họ chỉ mang về nhà để chơi trong những dịp lễ tết.

Anh doanh chia sẻ, trong trồng phong lan, quan trọng nhất là nước tưới và ẩm độ luôn phải duy trì. Muốn tạo ẩm độ, hàng ngày phải sử dụng phương pháp tưới phun và nguồn nước phải sạch đã qua xử lý lắng đọng ít nhất một tuần. Không những vậy, nền vườn phải là đất, kết hợp với bóng mát và nước phun sương hàng ngày sẽ tạo ẩm độ  khí hậu như ở trong rừng, tạo điều kiện thích nghi phù hợp cho lan sống và phát triển.

Với những thành quả đạt được, anh Doanh là một giáo dân điển hình làm kinh tế giỏi nơi vùng quê chiêm trũng xã Tiêu Động, huyện Bình Lục. Anh đã được nhận Bằng khen “Thanh niên làm kinh tế giỏi năm 2014” của Tỉnh đoàn Hà Nam và được bà con giáo dân trong thôn tin tưởng bầu làm phó trưởng thôn Tiêu Thượng.

 

Mai Huê-Trung tâm Khuyến nông Hà Nam
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu