TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Ba, 19/3/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 310864
  TÀI LIỆU KHCN

  Đồng Tháp: Thanh niên khởi nghiệp từ sản phẩm “Mật ong Hương Tràm”
08/11/2017

Những năm gần đây, hai từ “khởi nghiệp” được nhắc đến nhiều, phong trào khởi nghiệp đang được khơi dậy khắp nơi và trên thực tế, có không ít những thanh niên đã khởi nghiệp thành công từ việc khai thác “tài nguyên bản địa”!

Lớn lên bên cạnh Vườn Quốc gia Tràm Chim - nơi có hệ sinh thái động thực vật đa dạng và phong phú của vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn cùng với hơn 3.000 ha rừng tràm nở hoa thơm ngát…, bạn trẻ Trần Thành Long (sinh năm 1990) ngụ ấp Cà Dâm, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng lợi thế đó để phát triển nghề nuôi ong lấy mật và khởi nghiệp thành công với thương hiệu “Mật ong Hương Tràm”. Tại vòng chung kết cuộc thi “Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần thứ 3 năm 2017” do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp - BSA phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, dự án “Mật Ong Hương Tràm” của Trần Thành Long đã đạt giải Khuyến khích.

Không ít lần tôi đề nghị viết bài giới thiệu về tinh thần khởi nghiệp của Long, nhưng Long rất do dự, ngại ngùng bởi thương hiệu sản phẩm còn mới mẻ, quy mô sản xuất vẫn nhỏ lẻ, nguồn vốn đầu tư còn ít ỏi, thiếu thốn… Sau nhiều lần thuyết phục, Long đã xiêu lòng và đồng ý cung cấp thông tin về những ngày đầu khởi nghiệp lắm khó khăn, vất vả.

Trần Thành Long chia sẻ, vùng quê của Long ở giữa bốn bề là tràm, với diện tích lên đến trên 3.000 ha. Trong đó, có nhiều hecta tràm cổ thụ mọc tự nhiên trong Vườn Quốc gia Tràm Chim. Hằng năm, rừng tràm trổ bông hai đợt, tỏa hương thơm ngát. Nhận thấy đây là điều kiện thích hợp cho nghề nuôi ong lấy mật, Long đã tìm hiểu kỹ về đặc tính sinh học của loại ong mật giống Ý, kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc loài ong ngoại nhập này. Sở dĩ Long chọn giống ong mật Ý vì con to, sức tụ đàn lớn, cho mật và phấn hoa nhiều. Năm 2016, Long quyết định đầu tư 80 triệu đồng mua 50 đàn ong mật giống Ý để nuôi.

Nhờ điều kiện tự nhiên gần rừng tràm nên đàn ong có nguồn thức ăn ổn định. Cùng với đó việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và cần mẫn chăm sóc, đàn ong của Long khỏe mạnh, cho lượng mật nhiều, chất lượng tốt, mật ong nguyên chất, an toàn thực phẩm… Với 50 đàn ong ban đầu, mỗi tháng Long thu được bình quân 50 lít mật ong hương tràm thương phẩm nguyên chất. Sau đó, Long nhân rộng lên 120 đàn ong và thu được khối lượng mật ong hương tràm nguyên chất trung bình mỗi tháng dao động ở mức từ 200 - 250 lít.

Do thường xuyên có được khối lượng mật ong hương tràm nguyên chất nên Thành Long đã thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh, đăng ký thương hiệu độc quyền “Mật ong Hương Tràm Hút Dẻo”. Mật ong được Long đóng vào chai nhựa và chai thủy tinh quy cách 100ml, nửa lít, một lít. Loại nửa lít có giá 130.000đồng/1 chai nhựa hoặc 1 chai thủy tinh. Loại chai nhựa 1 lít có giá bán 250.000 đồng/chai. Loại chai nhựa 100ml, giá bán 65.000 đồng/chai.

Thành Long cho hay: “Đầu tiên, tôi cũng làm với sản lượng ít để đem bán thử ra thị trường. Bất ngờ lớn nhất là sản phẩm bán rất chạy, tôi không đủ sản phẩm để cung cấp. Người tiêu dùng rất ưa chuộng vì cho rằng, đây là sản phẩm đặc sản địa phương, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có hương vị mật ong bông tràm đặc trưng, màu vàng nhạt và độ ngọt vừa phải…”

Từ năm 2016 đến nay, mỗi tháng cơ sở sản xuất của Long bán từ 200 - 250 lít mật ong hương tràm nguyên chất các loại. Trừ các khoản chi phí đầu tư và nộp thuế… cơ sở còn lãi trên 20 triệu đồng. Sản phẩm làm ra không đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, có một công ty tại tỉnh Tiền Giang đặt hàng với số lượng lớn mà cơ sở sản xuất không đủ cung cấp. Hiện tại, cơ sở của Long chỉ đủ cung cấp sản phẩm mật ong hương tràm cho những điểm tham quan du lịch trong tỉnh Đồng Tháp và bày bán tại các phiên chợ hàng Việt về nông thôn, Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao và một số siêu thị…

Trước những kết quả khả quan, Trần Thành Long có kế hoạch đầu tư khoảng 360 triệu đồng để nhân rộng lên 200 đàn ong nuôi lấy mật và mua một số dụng cụ, máy móc sản xuất sản phẩm “Mật ong Hương tràm” cung cấp ra thị trường, vừa tạo việc làm, vừa giúp thanh niên có nguồn thu nhập ổn định.

Thành Long bên những sản phẩm mật ong hương tràm do cơ sở của mình sản xuất

 

Chưa tới 30 tuổi, nhưng Trần Thành Long đã có ý tưởng khởi nghiệp với sản phẩm mật ong hương tràm độc đáo ở địa phương rất đáng tự hào. Dự án “Mật ong hương tràm của Trần Thành Long đã cùng một lúc được chọn vào vòng chung kết của cuộc thi “Dự án khởi nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2017” do Tỉnh Đoàn Đồng Tháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh phối hợp với Quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) tổ chức.

Anh Nguyễn Minh Thọ - Bí thư Huyện Đoàn Tam Nông cho biết: “Dự án khởi nghiệp từ thương hiệu “Mật ong Hương Tràm” của Long đã thể hiện được sức trẻ, sự sáng tạo cũng như nhiệt huyết trong khởi nghiệp. Dự án không chỉ tạo việc làm, mang lại thu nhập đáng kể cho những thanh niên nông thôn mà còn tận dụng bông tràm sẵn có tại Vườn Quốc gia Tràm Chim cung cấp ra thị trường một sản phẩm mang đặc trưng của địa phương”.

Theo khuyennongvn.gov.vn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu