TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Chủ Nhật, 13/10/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 341348
  TÀI LIỆU KHCN

  Học hỏi cách trồng bí xanh không đất của anh nông dân Củ Chi
01/09/2018

Xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi là một trong những xã có bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, sản xuất gắn liền với nhu cầu thị trường đạt hiệu quả cao.

Nhiều hộ dân tại đây đã mạnh dạn áp dụng những kiến thức khoa học, công nghệ vào phục vụ sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Những mô hình này đang từng bước gặt hái được nhiều thành công, minh chứng như mô hình trồng bí xanh không dùng đất của anh Lê Văn Thạnh, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi. Hiện anh Thạnh là hộ đi đầu về mô hình trồng bí xanh trên các bầu giá thể sử dụng tro trấu và xơ dừa với gần 7 ha diện tích.

Trồng bí xanh bằng giá thể tro trấu và xơ dừa giúp cây sinh trưởng tốt

 

Tận dụng những ưu điểm của bí xanh là loại quả dùng làm thực phẩm thông dụng cho mọi gia đình, rất tốt cho sức khỏe; cây bí xanh có đặc tính dễ sinh trưởng, ngoài việc thu hoạch trái, còn có thể hái đọt non, lá và ngọn để tăng thu nhập. Vì thế, anh đã chọn bí xanh để đầu tư mô hình nông nghiệp, nhưng điểm khác lạ ở đây là anh không trồng trên đất như những hộ khác mà bí xanh của anh được trồng trên giá thể xơ dừa và tro trấu với tỷ lệ 2:1 (02 phần xơ dừa và 01 phần tro trấu).

Anh  giải thích, hỗn hợp giá thể này có chức năng giữ độ ẩm cho bộ rễ, kết hợp với hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ giúp cây tận dụng tối đa dinh dưỡng. Giá thể này cũng được sử dụng khi ươm cây non trong nhà màng. Sau 2 - 3 ngày, hạt nảy mầm, chắc cây, mới chuyển ra bầu giá thể để trồng. Thời gian từ khi bắt đầu trồng đến khi ra trái là 45 - 50 ngày. Thông thường trồng bí xanh có thể trồng ở mặt đất hoặc leo giàn, nhưng để tăng năng suất cao, dễ chăm sóc, thu hoạch,… anh đã làm giàn cho những thân bí. Cần chú trọng đến việc cung cấp nước cho cây khi cây trưởng thành; nên sử dụng nước có độ pH từ 6 – 6.5, nếu độ pH tưới không đủ cần phải bổ sung thêm.

Đề cập đến những bệnh thường gặp trên cây bí, anh Thạnh cho biết, với điều kiện khí hậu ở đây thì bí thường bị bệnh teo đọt. Do đó, để kiểm soát, người trồng phải chăm sóc tỉ mỉ, khi cây ra đọt nên tỉa bớt những chồi không cần thiết để cây dồn dinh dưỡng nuôi trái. Ngoài ra, cần bón thêm phân hữu cơ vào gốc nhằm ủ gốc, giữ độ ẩm cho cây phát triển tốt. Mỗi thời vụ có thể ủ  3 - 4 lần, lần thứ nhất khi cây con tỉa chồi, cắt ngọn; lần 02 là khi cây có trái; lần 03 là bí đến thời điểm thu hoạch và lần 4 là sau khi thu hoạch bí 01 đến 02đợt. Anh Thạnh còn chia sẻ thêm, trong quá trình trồng bí xanh cũng thường có côn trùng châm chích trái, để hạn chế người trồng nên sử dụng các bẫy bả sinh học treo dày đặc quanh giàn, giúp trái bí giữ được màu xanh đẹp, tươi lâu khi thu hoạch.

Ngoài những kỹ thuật trên, khi trồng anh còn thiết kế bí thành hàng lối trên những luống cao, có thể thoát nước tốt với hệ thống giàn gồm các thanh ngang và lưới mắt cáo tạo điều kiện để cây non sau khi tỉa cành sẽ dễ dàng leo lên giàn. Với cách làm tỉ mỉ của mình, đã giúp anh từng bước gặt hái được thành công. Vì thế mỗi năm, từ mảnh vườn gần 7 ha, anh Thạnh có thể cung cấp cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận khoảng 60 tấn bí xanh/năm.

“Để đạt được kết quả trên, người nông dân phải thật sự yêu nghề và chịu khó học tập, chọn lọc cho mình những kỹ thuật phù hợp,… sẽ giúp mô hình tránh được những rủi ro và từng bước thành công” anh Thạnh chia sẻ.

Theo khuyennongvn.gov.vn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu