TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 29/3/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 311550
  TÀI LIỆU KHCN

  Nuôi lợn sạch thảo dược- Hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi
07/09/2018

Từ năm 2017 đến đầu năm 2018 vừa qua, giá lợn xuống quá thấp khiến cho nhiều hộ, trang trại chăn nuôi lợn lao đao nhưng mô hình nuôi lợn bằng cám men vi sinh của anh Lê Hữu Phương ở thôn Đồng Đông, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh vẫn đứng vững và cho xuất chuồng đều đặn.

Sử dụng thức ăn được chế biến bởi các thành phần từ thảo dược, không có hoóc-môn tăng trưởng mà lại có axít hữu cơ và chất khoáng cao, mô hình nuôi lợn sạch thảo dược anh Phương bước đầu thành công và cung cấp cho thị trường nguồn thịt lợn sạch, chất lượng.

Đến thăm trang trại lợn của anh Phương, ấn tượng ban đầu của chúng tôi là tiếng nhạc du dương được vang lên từ khu chuồng nuôi. Là người từng có kinh nghiệm chăn nuôi gần 6 năm, anh Phương nhận thấy cách nuôi lợn truyền thống tiềm ẩn nhiều rủi ro do yếu tố dịch bệnh và giá cả thị trường. Năm 2016, anh bắt đầu tìm hiểu về nuôi lợn bằng cám men vi sinh và được giới thiệu liên kết với Công ty Cổ phần Đầu tư dịch vụ và thương mại Bắc Bình theo phương thức: chủ trang trại chuẩn bị con giống và chăm sóc đàn lợn, Công ty cung ứng cám (có đối ứng), hướng dẫn, giám sát kỹ thuật quy trình chăn nuôi, bao tiêu đầu ra. Trên cơ sở chuồng nuôi có sẵn, anh tiếp tục nâng cấp, lắp đặt hệ thống làm mát, sưởi ấm; đồng thời sử dụng âm nhạc tạo giấc ngủ sâu cho đàn lợn, điều này có lợi cho việc nâng cao sản lượng đàn nuôi. Trong chuồng nuôi, tất cả hơn 200 con lợn đang được chăm sóc khá cẩn thận, theo quy trình nghiêm ngặt.

Đàn lợn được ăn các thức ăn từ thảo dược nên luôn khỏe mạnh

Khác với hình thức nuôi công nghiệp, anh chỉ sử dụng thức ăn từ các phế phẩm nông nghiệp như cám ngô, gạo, cám mỳ…. được chế từ các loại thảo dược theo một tỷ lệ nhất định được nhập từ Công ty Cổ phần Thương mạc Bắc Bình- Hà Nội. Nắm rõ được yếu tố dịch bệnh có tính chất quyết định đến sự thành công của mỗi loại vật nuôi nên để chủ động phòng bệnh thông thường, hàng ngày anh nghiền thêm tỏi, gừng sau đó trộn vào thức ăn cho lợn. Bên cạnh đó, anh còn thiết kế chuồng rộng rãi, có khoảng không cho đàn lợn có thể vận động, tắm nắng. Nhờ mô hình chăn nuôi độc đáo này, đàn lợn của gia đình anh chưa hề bị ốm đau hay mắc các loại dịch bệnh nguy hiểm, hơn nữa nguồn thức ăn kích thích tiêu hóa và giúp lợn sinh trưởng tốt, chất lượng thịt đảm bảo, thơm ngon và an toàn đối với người tiêu dùng.

Anh Phương chia sẻ: So với cách nuôi truyền thống tự phát, toàn bộ quá trình nuôi lợn của tôi hiện nay được kiểm soát chặt chẽ, tiêm phòng và quản lý dịch bệnh với lý lịch từng con, bảo đảm cho đến khi thành lợn thương phẩm, giết mổ, đóng gói và đưa ra thị trường. Vì vậy, mặc dù thời gian nuôi kéo dài hơn một chút, nhưng chất lượng thịt thơm ngon và an toàn, được người tiêu dùng ưa chuộng. Quan trọng hơn, với việc bao tiêu ổn định đầu ra, nông dân ít vốn có thể làm ăn có lãi một cách ổn định”. Trung bình mỗi lứa lợn trừ chi phí con giống, điện nước, công chăm sóc cho gia đình anh thu lãi khoảng 130-150 triệu đồng. Đến nay, việc nuôi theo phương thức này đi vào ổn định, mỗi lứa anh nuôi trung bình khoảng 200 con lợn.

Mô hình liên kết nuôi lợn sạch thảo dược được kiểm soát quy trình chặt chẽ như anh Phương tỏ ra khá hiệu quả và đang là xu hướng của những người làm nông nghiệp theo đuổi. Bên cạnh đó mô hình góp phần bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguyễn Công Cường, Trung tâm Khuyến nông Bắc Ninh
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu