TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 26/4/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 316388
  TIN TỨC TRONG TỈNH

  Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng: Tự phê bình và phê bình trong kiểm điểm hai mặt của một vấn đề
24/10/2012

Cán bộ phải gần dân, hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân. Trong ảnh: Cán bộ phường Phước Nguyên (TP.Bà Rịa) khảo sát chất lượng các tuyến hẻm sau khi nâng cấp.

Từ trước đến nay, Đảng ta coi tự phê bình và phê bình là một nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng; Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” còn coi việc tự phê bình và phê bình là giải pháp hàng đầu để thực hiện nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình hiện nay. Để thực hiện hiệu quả giải pháp này, từng đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng phải làm đúng và làm tốt những yêu cầu mà nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của Trung ương và Bộ Chính trị đã chỉ đạo.

Lúc sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn nhắc nhở: “Đảng cách mạng cần phê bình và tự phê bình cũng như người ta cần không khí”; hay “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch ra những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.

Tự phê bình và phê bình là hai mặt của một vấn đề, trong đó phê bình là việc kiểm điểm, góp ý, giúp người khác thấy được khuyết điểm của họ, còn tự phê bình là mình tự kiểm điểm mình, tự chỉ trích mình, nhưng cả hai đều chung mục tiêu, đích đến là vạch ra hoặc tự vạch ra những thiếu sót, khuyết điểm của mình, của đồng chí mình hay tổ chức mình. Qua đó xác định những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém đó, làm chuyển biến tích cực trong hoạt động, nhất là trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Nêu cao ý thức tự phê bình của cán bộ, đảng viên trong lúc này chính là việc mỗi người lấy ánh sáng Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, trước hết là từ ba vấn đề cấp bách để tự soi rọi lại chính mình, với một thái độ nghiêm túc, cầu thị, trung thực, mạnh dạn, không né tránh. Tự phê bình phải được đặt lên trước, thực hiện trước, bởi một lẽ không ai hiểu mình bằng chính mình. Chỉ có mình mới hiểu biết được tận cùng những suy nghĩ, những việc làm của mình đúng, sai, phải, trái đến đâu, với yêu cầu mỗi chúng ta dám nhìn thẳng vào sự thật và nói lên sự thật đó cho đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp biết, và coi đó là cơ hội tốt để sửa chữa khuyết điểm và tiến bộ hơn.

Nhấn mạnh ý thức, trách nhiệm và khuyến khích tự phê bình của mỗi cán bộ, đảng viên trong lúc này chính là mắt khâu cần thiết và rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên không xem nhẹ phê bình, bởi trên thực tế không ít trường hợp cán bộ, đảng viên giấu diếm khuyết điểm của mình, tìm cách che đậy, né tránh, “im lặng là vàng”. Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải thấy rằng, ai cũng có khuyết điểm, chỉ có ít hoặc nhiều, nặng, nhẹ mà thôi, phải thấy mình không nằm ngoài “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống” để thành khẩn kiểm điểm. Thực tế cho thấy, những nhận định thực trạng các vấn đề yếu kém, mang tính cấp bách mà Trung ương 4 đã chỉ ra đều được nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân thừa nhận, đồng tình, nhưng nó lại chỉ được coi những yếu kém của ai đó, tổ chức nào đó chứ không phải ở trong mình, ở trong tổ chức mình. Vì vậy, nhấn mạnh và khuyến khích tự phê bình phải gắn chặt với sự phê bình, khắc phục tình trạng không ít trường hợp vì nể nang, né tránh, thậm chí thỏa hiệp với nhau, với biểu hiện: anh sai cái này, tôi sai cái kia, anh không nói thì tôi im lặng.

Trong quá trình tự phê bình và phê bình phải dựa trên tình đồng chí, có lý có tình, giúp nhau cùng tiến bộ, với phương châm phòng ngừa, ngăn chặn “trị bệnh cứu người”, không “dĩ hòa vi quý” và cũng không “đao to, búa lớn”, thực hiện tốt phương châm chân thành, thẳng thắn, xây dựng, trung thực và đoàn kết “trên tình thương yêu đồng chí lẫn nhau” như lời Bác Hồ đã chỉ dạy trong Di chúc thiêng liêng của Người.
                                                                                                                  Bài, ảnh: ĐỖ HOÀNG

Theo baobariavungtau.com.vn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu