TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 27/7/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 331115
  TIN TỨC TRONG TỈNH

  Giáo dục giới tính trong nhà trường: Cần có bác sĩ và chuyên gia tư vấn tâm lý
26/10/2012

Để giáo dục giới tính trong nhà trường hiệu quả cần có những buổi nói chuyện, tư vấn chuyên đề xung quanh vấn đề giới tính do các bác sĩ, chuyên gia tư vấn đảm nhiệm. Trong ảnh: Buổi tư vấn về tình bạn và tình yêu cho học sinh tại trường THPT Vũng Tàu do Tiến sĩ Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn phụ trách.


Giáo dục giới tính (GDGT) trong nhà trường có vai trò quan trọng, nhằm trang bị những kiến thức về giới tính, giúp học sinh (HS) thay đổi nhận thức, hành vi về giới tính một cách tích cực. Tuy nhiên, việc GDGT trong nhà trường hiện nay vẫn còn mang tính hình thức.

GDGT CHƯA HIỆU QUẢ

Câu chuyện HS của một trường THPT tại huyện Châu Đức hôn nhau trong lớp rồi quay video clip tung lên mạng xảy ra cách đây 2 năm là tiếng chuông cảnh báo về những biểu hiện sai lệch của HS khi thiếu sự rèn dạy chuẩn mực về giới tính. Tuy trong nhà trường đã có một số tiết GDGT lồng ghép trong các môn học, một vài hoạt động tư vấn sức khỏe sinh sản… nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả.

Trong chương trình học chính khóa, GDGT đã được đưa vào giảng dạy từ cấp tiểu học với những bài học sơ lược về sự khác nhau giữa nam và nữ, và cả vấn đề sinh sản, vệ sinh tuổi dậy thì. Lên lớp 8, HS được GDGT thông qua các bài học về sức khỏe sinh sản, về quá trình thụ tinh ở môn Sinh học. Lên đến bậc THPT, những vấn đề này lại được lồng ghép, tích hợp trong nhiều môn học như: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học… Tuy nhiên, nội dung các bài học này mới chỉ mang tính chất giải phẫu sinh lý người nhiều hơn là đề cập đến ảnh hưởng tâm sinh lý giới tính cho các em HS.

Đối với người dạy, không phải GV nào cũng có kiến thức chuyên sâu, có hứng thú về vấn đề tích hợp GDGT trong quá trình dạy chính khóa. Cô Vũ Hà, GV môn Sinh học, trường THCS Nguyễn An Ninh (TP.Vũng Tàu) cho biết: “Ở môn Sinh học lớp 8 mới chỉ đề cập đến quá trình thụ thai diễn ra như thế nào, chứ chưa đề cập đến vấn đề tình dục. Mặc dù ở lứa tuổi lớp 8, lớp 9, các em đã biết ít nhiều về vấn đề này, nhưng giáo dục để các em hiểu đúng là rất khó”. Quá trình dạy lồng ghép vì thế thường khô khan, ít hấp dẫn khiến hiệu quả không cao. Ngoài ra, với một tiết học 45 phút, đôi khi không đủ thời gian để GV trình bày xong bài dạy chính khóa nên việc dành thời gian tích hợp kiến thức bên ngoài là rất khó. Sự tích hợp gượng ép sẽ làm cho cả bài học và phần kiến thức được tích hợp rời rạc, thiếu logic.

Học sinh trường THPT Trần Nguyên Hãn (TP.Vũng Tàu) đặt câu hỏi về vấn đề giới tính trong buổi tư vấn sức khỏe sinh sản do nhà trường phối hợp với Trung tâm Y tế TP.Vũng Tàu tổ chức.

CẦN THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP

Theo bác sĩ Tôn Thất Khoa, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, hình thức GDGT thông qua các tổ chức hoạt động: hội thi tìm hiểu, sinh hoạt chuyên đề… làm cho HS thích thú và mạnh dạn hơn trong việc bày tỏ quan điểm cũng như thắc mắc về giới, giới tính, mang thai, kế hoạch hóa gia đình… Đây là một trong những cách GDGT hiệu quả mà các trường cần đẩy mạnh thực hiện. Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo đều phối hợp với Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình để triển khai GDGT trong các trường phổ thông. Tuy nhiên, kinh phí chương trình không đủ để triển khai rộng và thường xuyên, hiện nay chỉ mới làm thí điểm vài địa phương.

Theo ông Phan Ngọc Tấn, Hiệu phó trường THPT Trần Nguyên Hãn (TP.Vũng Tàu, hiện nay, nhà trường được sự phối hợp của Trung tâm Y tế TP.Vũng Tàu tổ chức chuyên đề GDGT cho HS khối lớp 10 vào đầu năm học, đem lại hiệu quả GDGT khá tốt. Tuy nhiên, những buổi GDGT này rất ít, chỉ 1 buổi/năm cho khối lớp 10. Nội dung GDGT trong nhà trường phải có thêm những chuyên đề chuyên sâu và được lồng ghép ở nhiều góc độ. Chẳng hạn GDGT dưới phương diện pháp luật, kỹ năng sống, giải phẫu sinh lý, vấn đề xã hội, trong cách ăn mặc, ngôn ngữ và hành vi giao tiếp. Để làm được điều này, các trường cần nhận được sự phối hợp của các đoàn thể phụ nữ, thanh niên, y tế… để tổ chức nhiều hơn các buổi sinh hoạt tư vấn, nói chuyện chuyên đề giới tính. Bên cạnh đó, các nhà trường cần có góc tư vấn về các vấn đề tâm sinh lý HS, trong đó có vấn đề giới tính, do chuyên gia tư vấn phụ trách.

Ông Dương Minh Phước, Hiệu trưởng THCS Nguyễn An Ninh (TP.Vũng Tàu) cho rằng: “Nói những vấn đề giới tính cần phải có những chuyên gia tâm lý hiểu cặn kẽ tâm lý từng đối tượng HS từ đó mới có phương pháp giáo dục phù hợp. GV không thể đảm nhiệm tốt vai trò này được bằng các bác sĩ hay chuyên gia tư vấn tâm lý. Sắp tới nhà trường tổ chức chương trình tư vấn GDGT cho HS với sự hỗ trợ của Trung tâm y tế Vietsovpetro. Những chương trình do các chuyên gia, bác sĩ truyền thông sức khỏe, sinh sản phụ trách nên sẽ rất hữu ích với HS. Nhà trường cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa những chương trình tư vấn như thế này từ phía các cơ quan, ban, ngành chức năng”.

Ông Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Châu Thành (TP. Vũng Tàu) đề nghị: “Hiện nay chương trình học của HS quá dày, lồng ghép GDGT trong các tiết học chính khóa không hiệu quả. Do vậy, cần phải có những tiết học mang tính chuyên sâu theo những chủ đề tâm sinh lý giới tính của HS, giúp các em có sự nhận thức đúng đắn về những vấn đề liên quan đến giới tính”.

Bài, ảnh: MINH THIÊN

Ở lứa tuổi học sinh, các em đã cần có những hiểu biết về vấn đề giới tính. Trong ảnh: Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong trong giờ học. (Ảnh minh họa)


"Theo thống kê mới đây, Việt Nam là một trong 3 quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, tình trạng nạo phá thai trong giới vị thành niên gia tăng. Theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản Bà Rịa-Vũng Tàu, 9 tháng đầu năm 2012 trong tổng số phụ nữ đến Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản để nạo phá thai có gần 1,7% trường hợp ở tuổi chưa thành niên. Nếu tính thêm những trường hợp người chưa thành niên thực hiện nạo phá thai ở các cơ sở y tế tư nhân thì tỷ lệ này còn cao hơn nhiều".

Cha mẹ phải hướng dẫn cho con trong GDGT, vai trò của gia đình là rất quan trọng. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy con cái rất muốn hỏi cha mẹ những thắc mắc xoay quanh các vấn đề liên quan đến những biểu hiện về tâm sinh lý của bản thân. Thậm chí các em mượn những vấn đề của bạn thông qua đó nói lên vấn đề của mình. Tuy nhiên, tất cả những suy nghĩ của chúng đều bị “chặn” ngay từ đầu bởi những câu nói của chính cha mẹ “lo học hành đi, đừng hỏi những chuyện vớ vẩn”. Cũng chính vì vậy mà trẻ trong giai đoạn mới lớn lại tìm đến những “người bạn” khác, đó chính là phim ảnh, sách báo với nội dung không lành mạnh, từ đó dễ ảnh hưởng không tốt đến nhân cách của trẻ. Cha mẹ cần hiểu rõ mục tiêu của GDGT và tùy theo từng lứa tuổi của con để hướng dẫn. Điều này sẽ giúp cho trẻ phát triển nhân cách một cách lành mạnh.

(Bác sĩ Tôn Thất Khoa, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình)

Theo baobariavungtau.com.vn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu