TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 27/7/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 330931
  TIN TỨC TRONG TỈNH

  Quảng bá tác phẩm văn học-nghệ thuật: Tác giả tự lo là chính
11/12/2014

Những năm qua, văn học, nghệ thuật (VHNT) của BR-VT đã đạt được nhiều thành quả đáng kể. Nhiều văn nghệ sĩ đã có những tác phẩm hay, chất lượng, khẳng định được tên tuổi trên văn đàn nước nhà. Tuy nhiên, công tác quảng bá các tác phẩm VHNT của Hội VHNT tỉnh chưa được chú trọng dẫn đến hiệu ứng trong công chúng chưa cao.

Hội VHNT và Hiệp hội Du lịch tỉnh tại lễ ký kết phối hợp hoạt động sáng tác, giới thiệu và quảng bá những tác phẩm, công trình  nghiên cứu VHNT về đề tài du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2018.
Hội VHNT và Hiệp hội Du lịch tỉnh tại lễ ký kết phối hợp hoạt động sáng tác, giới thiệu và quảng bá những tác phẩm, công trình nghiên cứu VHNT về đề tài du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2018.

Tự thân vận động

Với các tác phẩm VHNT, ngoài giá trị tự thân của nó thì việc quảng bá tác phẩm là rất cần thiết và quan trọng để tác phẩm đến gần hơn với công chúng. Theo nhà văn Văn Thành Lê (Hội VHNT tỉnh), những tác phẩm gần đây của anh như: “Không biết đâu mà lần”, “Châu lục thứ 7”… do NXB Trẻ mua bản quyền nên công tác truyền thông khá tốt, cùng với việc anh chủ động tổ chức các buổi giới thiệu sách mang tính cá nhân đến độc giả, đặc biệt là giới trẻ; quảng bá tác phẩm của mình trên trang facebook cá nhân và các báo, tạp chí văn nghệ nên thu hút đông đảo độc giả trong cả nước. Nhạc sĩ Thiên Toàn, Trưởng ban Âm nhạc, Hội VHNT tỉnh cho biết, các ca khúc của anh lan tỏa rộng rãi đến thính giả là do anh đăng tải trên trang nghe nhạc trực tuyến mp3.zing.vn và thông qua các hội thi, hội diễn nghệ thuật trong và ngoài tỉnh. Một nhà văn khác của Hội VHNT tỉnh cũng cho biết, những tác phẩm của ông đến được với công chúng là do ông “tự thân vận động” quảng bá qua mối quan hệ với bạn bè, người thân, đồng nghiệp, còn Hội VHNT tỉnh chưa có điều kiện để giới thiệu tác phẩm cho các hội viên.

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, việc ứng dụng các hoạt động truyền thông để quảng bá tác phẩm sẽ mang lại những hiệu quả tích cực. Khi một quyển sách, bài hát ra đời, tác giả thường tổ chức truyền thông như: họp báo, diễn đàn… giới thiệu tác phẩm mới. Điều này sẽ tạo hiệu ứng, kích thích trí tò mò của độc giả, từ đó, họ sẽ tìm đến tác phẩm. Tuy nhiên, thực tế không phải nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ nào cũng có điều kiện để làm truyền thông mà hầu hết chỉ những người có tên tuổi hoặc có điều kiện vật chất mới làm được.

Để phổ biến các tác phẩm của mình đến khán giả cả nước, nhạc sĩ Thiên Toàn đã tự hòa âm, phối khí và đăng tải tác phẩm trên các trang web nghe nhạc trực tuyến.
Để phổ biến các tác phẩm của mình đến khán giả cả nước, nhạc sĩ Thiên Toàn đã tự hòa âm, phối khí và đăng tải tác phẩm trên các trang web nghe nhạc trực tuyến.

Theo các nhà văn, hiện nay việc in sách thường có hai trường hợp. Thứ nhất, các NXB mua bản quyền sách của tác giả. Với trường hợp này, các NXB thường tự tổ chức làm truyền thông, giới thiệu sách để thu hút sự chú ý của độc giả, từ đó sách được nhiều người biết và tìm mua hơn. Thứ hai, tác giả liên hệ với NXB để xin giấy phép và tự bỏ tiền túi để in sách, nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện để làm truyền thông cho “đứa con” tinh thần của mình, vì vậy, hiệu ứng với công chúng không nhiều. Trong khi đó, tại BR-VT, Hội VHNT tỉnh chưa có điều kiện để thường xuyên tổ chức các buổi giới thiệu hoặc hoạt động quảng bá tác phẩm VHNT cho các hội viên. Nhà thơ Lê Huy Mậu, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh cho biết, thời gian qua, Hội chỉ mới thực hiện việc quảng bá các tác phẩm của hội viên bằng cách đăng tải lên website của Hội và trên tạp chí Văn nghệ của Hội (xuất bản 2 tháng/số).

Tăng cường hơn nữa công tác quảng bá

Trong quá khứ, ở BR-VT có nhiều tác giả, nhà hoạt động văn hóa, nghệ thuật tên tuổi có tầm ảnh hưởng vượt ra khỏi tỉnh nhà, mang tầm quốc gia như: Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản, Kiều Thanh Quế, Tô Nguyệt Đình, Hoàng Việt... Từ năm 1975 đến nay, VHNT tỉnh nhà tiếp tục có những đóng góp vào tiến trình phát triển của tỉnh, đồng thời tạo được tiếng nói riêng, có uy tín và đạt được những thành quả quan trọng. Nhiều văn nghệ sĩ như: Xuân Sách, Trần Đức Tiến, Lê Huy Mậu, Hoàng Quý (ban Văn học); Hoàng Hà, Hoàng Lương, Thiên Toàn (ban Âm nhạc); Văn Ngọc, Lê Minh, Mai Thanh Thìn (ban Mỹ thuật); Thái Dũng, Phạm Thị Ái Nghĩa, Đinh Hữu Ngợt (ban Nhiếp ảnh)… đã tạo được những dấu ấn riêng của mình và cho VHNT tỉnh.

Cần có nhiều hoạt động giới thiệu, quảng bá để các tác phẩm VHNT đến gần hơn với công chúng. Trong ảnh: Giới thiệu sách của Hội VHNT tỉnh trong một lần kỷ niệm Ngày thơ Việt Nam.
Cần có nhiều hoạt động giới thiệu, quảng bá để các tác phẩm VHNT đến gần hơn với công chúng. Trong ảnh: Giới thiệu sách của Hội VHNT tỉnh trong một lần kỷ niệm Ngày thơ Việt Nam.

Hiện nay, đội ngũ hoạt động VHNT của tỉnh có nhiều khởi sắc. Ngoài thế hệ văn nghệ sĩ đã có thành tựu, vững vàng tay nghề sáng tác, nhiều tác giả trẻ đã dần khẳng định tên tuổi của mình. Trải qua thời gian, đội ngũ văn nghệ sĩ của tỉnh đã cho ra đời hàng ngàn tác phẩm VHNT thuộc nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, truyện dài, ca khúc âm nhạc, tranh vẽ, ảnh nghệ thuật… nhưng đến nay BR-VT chưa có một cơ sở đảm trách nhiệm vụ tìm kiếm, hệ thống hóa và bảo tồn các sản phẩm VHNT một cách quy củ. Nhiều tác phẩm VHNT từ trước năm 1945, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nếu không được sưu tầm và có hình thức bảo tồn rất dễ bị thất lạc. Các sáng tác VHNT đương đại hiện nay cũng rất cần được giới thiệu, quảng bá sâu rộng đến đông đảo quần chúng sao cho có hệ thống và hiệu quả nhất. Trước tình hình đó, Hội VHNT tỉnh đã xây dựng đề án “Trung tâm lưu trữ và quảng bá tác phẩm VHNT tỉnh BR-VT”. Đề án đặt ra mục tiêu sưu tầm, tập hợp, lưu giữ, bảo quản, bảo tồn các sản phẩm VHNT từ trước đến nay một cách có hệ thống; phục vụ các hoạt động giới thiệu, quảng bá rộng rãi tác phẩm VHNT đến người dân; tập hợp, sưu tầm, biên khảo các tác phẩm VHNT của các tác giả tên tuổi như Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản, Kiều Thanh Quế, Tô Nguyệt Đình, Hoàng Việt… và của hội viên Hội VHNT tỉnh qua các thời kỳ; đồng thời, sẽ tổ chức giới thiệu các tác phẩm mới của hội viên Hội VHNT tỉnh thuộc các lĩnh vực: văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật, có sự tham gia của hệ thống truyền thông để giới thiệu đến công chúng một cách rộng rãi... Nhưng đây cũng mới chỉ là một đề án.

Nhà thơ Lê Huy Mậu khẳng định, VHNT ghi dấu lại lịch sử, văn hóa, vùng đất và con người địa phương. Vì vậy, việc sưu tầm, giữ gìn, quảng bá nhằm giúp cho thế hệ hôm nay và mai sau hiểu về những giá trị văn hóa, tinh thần của địa phương, từ đó bồi đắp thêm lòng tự hào, tình yêu quê hương, đất nước. Một tác phẩm VHNT thành công không chỉ là những câu chữ, lời ca hay nằm trên mặt giấy mà phải đến được công chúng, có hiệu ứng từ xã hội thì tác phẩm đó mới tồn tại được và nền văn học địa phương mới phát triển được. Vì vậy, rất mong đề án sớm được triển khai, với các hoạt động quảng bá, giới thiệu tác phẩm VHNT tạo động lực thôi thúc các văn nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm chất lượng cho nền VHNT tỉnh nhà.

Bài, ảnh: THI PHONG

Năm 2009, thực hiện Nghị Quyết 23 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy đã đề ra Kế hoạch 88-KH/TU, trong đó có nội dung thành lập Trung tâm lưu trữ và quảng bá tác phẩm VHNT tỉnh BR-VT. Tại Công văn số 4163/UBND-VP ngày 21-6-2013 của UBND tỉnh BR-VT về việc tiếp tục thực hiện Kế hoạch 88-KH/TU ngày 17-11-2009 của Tỉnh ủy, đã có ý kiến giao Hội VHNT tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở: Tài chính, Nội vụ,VHTTDL tổ chức xây dựng đề án thành lập Trung tâm lưu trữ và quảng bá tác phẩm VHNT tỉnh BR-VT.Hiện đề án đã được Hội VHTN tỉnh trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Theo baobariavungtau.com.vn ngày 10/12/2014
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu