TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Tư, 24/4/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 315920
  TIN TỨC TRONG TỈNH

  Di tích nhà má Tám Nhung đón khách trở lại
19/04/2016
Toàn cảnh nhà má Tám Nhung, phía sau là Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng phường Thắng Nhì.
Toàn cảnh nhà má Tám Nhung, phía sau là Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng phường Thắng Nhì.

Gần 3 năm phục dựng và tôn tạo, di tích nhà má Tám Nhung (số 1 đường Trần Xuân Độ, phường Thắng Nhì, TP. Vũng Tàu) đã hoàn thiện, bước vào giai đoạn trưng bày nội thất để chuẩn bị đón khách.

Má Tám Nhung tên thật là Hồ Thị Khuyên, sinh năm 1905, tại xã Tân Định, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Năm 1945, má Tám Nhung đã bí mật liên lạc với nhóm Việt Minh và binh vận ở Vũng Tàu, hình thành bộ phận cốt cán trong cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trong suốt hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, gia đình má Tám Nhung đã nuôi giấu, che chở cho hàng trăm cán bộ cách mạng. Hai người con của má Tám Nhung đều tham gia cách mạng và hy sinh. Má Tám Nhung được Nhà nước phong tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Căn nhà của má Tám Nhung được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Di tích gồm một căn nhà, một hầm bí mật, các hiện vật và một tượng đài kỷ niệm có khắc họa hình má Tám Nhung (xây dựng sau này).

Theo thời gian, di tích nhà má Tám Nhung bị xuống cấp, bị bao vây bởi nhiều hàng quán và nhà trọ. Khuôn viên di tích bị chiếm dụng làm nơi vá lưới, thỉnh thoảng còn được cho thuê làm nơi tổ chức hội chợ, gây ồn ào, mất trật tự. Tháng 9-2013, UBND TP. Vũng Tàu đã khởi công dự án tôn tạo di tích nhà má Tám Nhung và Trung tâm Văn hóa - Học tập cộng đồng (Văn hóa - HTCĐ) phường Thắng Nhì chung trong một khu đất (số 1, Trần Xuân Độ, TP.Vũng Tàu) nhằm làm nơi giáo dục truyền thống cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho cán bộ, nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Công trình có tổng mức đầu tư hơn 32,3 tỷ đồng. Trong đó, nhà má Tám Nhung được xây mới theo nguyên trạng nhà cũ. Theo phương án trưng bày được đề xuất bởi Phòng Văn hóa-Thông tin (VH-TT) TP. Vũng Tàu, bên trong ngôi nhà sẽ xây dựng một số cảnh về hoạt động nuôi giấu cán bộ cách mạng của vợ chồng má Tám Nhung; trưng bày các bức tranh tái hiện cảnh Ủy ban khởi nghĩa Vũng Tàu họp đêm 27-8-1945; cảnh bữa cơm chiều trong căn hầm bí mật nhà má Tám Nhung…

Chum nước sinh hoạt, một hiện vật còn nguyên vẹn tại di tích nhà má Tám Nhung.
Chum nước sinh hoạt, một hiện vật còn nguyên vẹn tại di tích nhà má Tám Nhung.

Ông Trần Bá Việt, Trưởng phòng VH-TT TP. Vũng Tàu cho biết, đây là di tích được trùng tu, tôn tạo bằng ngân sách Nhà nước. Dự kiến công trình sẽ khánh thành, đưa vào hoạt động vào dịp kỷ niệm 41 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (30-4).

Cũng theo ông Trần Bá Việt, việc xây dựng Trung tâm Văn hóa - HTCĐ phường Thắng Nhì chung một khuôn viên giúp di tích nhà má Tám Nhung được nhiều người biết đến hơn, khi họ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, hoặc về nguồn do Trung tâm Văn hóa - HTCĐ tổ chức. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề gây khó khăn cho việc quản lý di tích, bởi người dân đến Trung tâm Văn hóa - HTCĐ sinh hoạt đều có thể tự do ra vào di tích, rất dễ làm hư hỏng, thất lạc hiện vật được trưng bày trong di tích.

Anh Nguyễn Văn Tâm, nhân viên Bảo tàng tỉnh, người được giao nhiệm vụ thu thập các tư liệu để viết bài thuyết trình di tích nhà má Tám Nhung cho hay, anh đã nhiều lần đi gặp gỡ nhân chứng, ghi chép lại các chi tiết đắt giá diễn ra tại di tích nhà má Tám Nhung như việc một số thanh niên được kết nạp Đoàn năm 1972; việc Ủy ban khởi nghĩa cách mạng Vũng Tàu họp đêm 25-8-1945 để quyết định ngày 28 khởi nghĩa, cướp chính quyền tại Long Sơn; là nơi một số cán bộ cấp cao của tỉnh từng ở trong hầm bí mật suốt từ năm 1969 đến 1975…

Bài, ảnh: DIỄM QUỲNH

Theo baobariavungtau.com.vn ngày 15/4/2016
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu