TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Chủ Nhật, 3/11/2024
Tin tức trong nước
Tin tức trong tỉnh
Tin thế giới
Tổng quan về xã
Hoạt động UBND
Sản phẩmGương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
Dịch vụ
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Mô hình nuôi nhím hiệu quả kinh tế cao

Lượt truy cập: 344456
  TIN TỨC TRONG TỈNH

  Để di tích không bị lãng quên
01/09/2016
                    Một khẩu pháo của di tích trận địa pháo Cầu Đá (núi Nhỏ) bị mắt kẹt giữa các công trình dân sinh.
                    Một khẩu pháo của di tích trận địa pháo Cầu Đá (núi Nhỏ) bị mắt kẹt giữa
                    các công trình dân sinh.

TP.Vũng Tàu là địa phương có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nhất tỉnh (18/44 di tích). Hiện nay, nhiều di tích trên địa bàn TP.Vũng Tàu đang bị lãng quên, xâm hại, thậm chí trở thành phế tích vì những bất cập trong công tác quản lý.

NHIỀU DI TÍCH BỊ XUỐNG CẤP

Đầu tháng 8, Sở VHTTDL phối hợp với UBND TP.Vũng Tàu khảo sát thực tế một số di tích trên địa bàn TP.Vũng Tàu. Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng nhiều di tích khác xa so với thông tin ghi nhận trên giấy tờ. Đặc biệt, một số di tích đang bị xâm hại nghiêm trọng hoặc gần như không còn nhưng vẫn có tên trong danh sách di tích.

Di tích ăng-ten parabol viba tại đỉnh Núi Lớn gồm 2 giàn ăng-ten (mỗi giàn cao 40m), được công nhận di tích cấp quốc gia từ năm 1993. Trong cơn bão cuối năm 2006, một giàn ăng-ten bị đánh sập hoàn toàn, giàn còn lại bị hư hỏng, xuống cấp. Năm 2008, di tích này được UBND tỉnh giao cho Công ty CP Du lịch Cáp treo Vũng Tàu tiến hành trùng tu, tôn tạo, bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị, với diện tích khoanh vùng hơn 3.000m2. Tuy nhiên, sau khi trùng tu, tôn tạo giàn viba số 1, diện tích đất xung quanh khu vực di tích đã được công ty sử dụng để xây dựng các trò chơi như: sân bắn súng sơn, sân tennis…, (đây là khu vực bảo vệ II của di tích theo Luật Di sản văn hóa)...

Tương tự, di tích trận địa pháo cổ Cầu Đá (gồm 4 khẩu pháo trên núi Nhỏ, được công nhận di tích cấp quốc gia năm 1994) chỉ có tên trên giấy, còn thực tế gần như bị xóa sổ, bởi di tích đã bị các công trình xây dựng dân dụng che khuất. Các khẩu pháo đều bị “mắc kẹt” giữa các công trình dân dụng. Người dân và du khách muốn tiếp cận di tích này phải nhờ người quen chỉ đường, đi nhờ qua nhà dân hoặc Tịnh Xá Ngọc Bích...

Ngoài ra, hàng loạt di tích khác như: Bạch Dinh, di tích lịch sử nhà số 86 Phan Chu Trinh, Trận địa pháo và hầm thủy lôi Núi Lớn, Thích Ca Phật đài… đều bị hư hỏng hoặc xâm hại, lấn chiếm, xây dựng trái phép… nhưng không được xử lý kịp thời. Ông Nguyễn Lập, Chủ tịch UBND TP.Vũng Tàu đã phải thốt lên trong cuộc họp về thực trạng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP.Vũng Tàu ngày 19-8: “Nhiều di tích đã trở thành phế tích!”.

NÊN ĐẦU TƯ CHO CÁC DI TÍCH TRỌNG ĐIỂM

Ông Trần Anh Thiện, Trưởng phòng Di sản Văn hóa (Sở VHTTDL) cho biết, thực hiện Quy chế tạm thời về quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát huy di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng theo Quyết định số 4226/2006/QĐ-UBND ngày 21-11-2006 của UBND tỉnh, từ năm 2007, Sở VHTTDL đã phân cấp các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh cho các địa phương quản lý. TP.Vũng Tàu được Sở VHTTDL bàn giao 16 di tích. (2 di tích Bạch Dinh, Trận địa pháo và hầm thủy lôi Núi Lớn được giao cho Bảo tàng tỉnh quản lý), nhưng chỉ trên giấy tờ. Còn về thực địa, việc bàn giao vẫn còn nhiều vướng mắc do nhiều di tích bị xâm hại, xuống cấp nên giữa Sở VHTTDL và UBND TP.Vũng Tàu chưa thống nhất được biên bản bàn giao.

Về vấn đề này, ông Hồ Văn Lợi, Giám đốc Sở VHTTDL thừa nhận, Sở VHTTDL là cơ quan quản lý Nhà nước, tham mưu cho UBND tỉnh về công tác quản lý, khai thác di tích, nhưng đã không nhắc nhở địa phương, không tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh trong công tác trùng tu, tôn tạo và quản lý di tích.

Cũng tại buổi làm việc giữa Sở VHTTDL và UBND TP.Vũng Tàu ngày 19-8, ông Nguyễn Lập đã đề nghị Sở VHTTDL phối hợp chặt chẽ với UBND TP.Vũng Tàu nghiên cứu, lập lại hồ sơ quản lý các di tích, đánh giá lại giá trị lịch sử, thực trạng, đo vẽ để xác định ranh giới các di tích. Ông Nguyễn Lập cho rằng, nên tránh việc đầu tư di tích dàn trải mà cần tập trung đầu tư các di tích trọng điểm, có khả năng thu hút khách nhiều để phục vụ du lịch tốt hơn. Ông Hồ Văn Lợi cho hay: “Sau khi khảo sát, đánh giá thực địa và giá trị lịch sử, những di tích nào không đủ khả năng để trùng tu, phục hồi nguyên trạng hay những di tích cấp quốc gia nhưng không xứng tầm và ít giá trị lịch sử thì có thể làm hồ sơ đề nghị xuống thành di tích cấp tỉnh hoặc chỉ làm bia di tích”.

Bài, ảnh: DIỄM QUỲNH - THI PHONG

Qua đợt khảo sát hệ thống các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn TP.Vũng Tàu, Sở VHTTDL có cơ sở đánh giá thực trạng, đo đạc, cắm mốc di tích và hết năm 2016 sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng xâm chiếm đất, lấn chiếm mặt bằng, xây dựng các công trình trái phép tại các di tích. Đồng thời, Sở VHTTDL sẽ phối hợp với Sở TN-MT đo đạc, cắm mốc ranh giới và bàn giao thực địa cho UBND TP.Vũng Tàu để quản lý chặt chẽ, từ đó có kế hoạch trùng tu, tôn tạo, khai thác giá trị di tích để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, Sở VHTTDL sẽ đề xuất UBND tỉnh cho phép xã hội hóa việc khai thác một số di tích, như xây dựng khu vui chơi, khu bán quà lưu niệm… để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách tham quan tại điểm đến.

(Ông Hồ Văn Lợi, Giám đốc Sở VHTTDL)

Theo baobariavungtau.com.vn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 881 204 - Fax: (84.064) 3 881 204
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu