Đời sống của mỗi cá nhân luôn bắt đầu trước hết từ phạm vi gia đình và suốt cuộc đời họ, gia đình là môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Đồng thời gia đình là nơi thể hiện thật chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ.
(Giàn sương sâm)
Đến với ấp Phước Trung xã Phước Long Thọ, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh BR-VT chúng ta có dịp đến thăm chị Nguyễn Thị Chung, sinh năm 1962, Chi hội phó chi hội Phước Trung, Tổ trưởng tổ trồng sương sâm, Chị là một người phụ nữ đảm đang. Nhiệm vụ và trọng trách đối với công tác xã hội, chị luôn cố gắng hoàn thành bổn phận trong gia đình, chăm lo cuộc sống gia đình hòa thuận, ấm no và hạnh phúc. Nhờ sự động viên của các con nên chị có điều kiện tham gia công tác xã hội rất tốt. “Giỏi việc nước” là thế nhưng “Việc nhà” chị cũng đặt lên hàng đầu bởi gia đình là điểm tựa để xã hội phát triển, chị luôn quan niệm rằng:
“Một phụ nữ chỉ được xem là thành đạt khi họ thành công trong công việc và có một gia đình hòa thuận, ấm no, hạnh phúc”.
(Bắp mới trồng hơn một tháng)
Chị luôn phát huy tinh thần đoàn kết, học hỏi tiếp cận với các đoàn thể ấp, tham gia thực hiện các phong trào. Là người đại diện cho chị em luôn nắm bắt tâm tư nguyện vọng của chị em nhất là tạo điều kiện cho chị em phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng. Bên cạnh đó, Chị luôn thường xuyên duy trì giao ban chi hội định kỳ hàng tháng và tổ chức sinh hoạt tổ phụ nữ để trao đổi cách nuôi dạy con tốt, chăm lo cuộc sống gia đình hạnh phúc và trao đổi về kiến thức sản xuất, chăn nuôi tạo thu nhập cao như mô hình trồng lá sâm. Cứ mỗi năm chị hỗ trợ cho 45 hộ gia đình với số tiền hơn 70 triệu đồng để mua giống củ sâm về trồng, đợi đến mùa thu hoạch chị mới nhận lại vốn không tín lãi. Từ đó, kinh tế gia đình của chị em càng ổn định, giúp chị em phát triển vươn lên làm giàu.
(Giàn bầu)
Không những giúp về kinh tế, chị còn thể hiện tình làng nghĩa xóm, tham gia hòa giải, chia sẽ giúp cho chị em có hoàn cảnh gia đình bất hòa để trở thành gia đình hạnh phúc, có văn hóa, thường xuyên tham gia sinh hoạt câu lạc bộ gia đình không bạo lực, phấn đấu vận động các chị em giữ vững gia đình văn hóa trong ấp. Bên cạnh đó chị còn tham gia hiệu quả mô hình “Tiết kiệm trong thu hoạch vì trẻ em nghèo”, để giúp đở cho các cháu là con em hội viên có hoàn cảnh khó khăn trong học tập.